Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Gần 800.000 người nhiễm nCoV toàn cầu

Thế giới ghi nhận 782.034 ca nhiễm nCoV và 37.609 người chết tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Âu chiếm khoảng 2/3 số ca tử vong với 26.674 người chết được ghi nhận. Italy là nước báo cáo số ca tử vong lớn nhất với 11.591 người.

Mỹ ghi nhận thêm 18.089 ca nhiễm và 412 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 161.580 và 2.995, tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới.

New York là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 66.497 ca nhiễm, trong đó 1.218 người đã tử vong.

Tàu bệnh viện USNS Comfort với sức chứa 1.000 giường bệnh đã tới thành phố New York. Con tàu không có khả năng điều trị Covid-19, nhưng có thể tiếp nhận những bệnh nhân thông thường để các bệnh viện tập trung chống dịch.

Trump cũng thông báo kéo dài chính sách "cách biệt cộng đồng" tới ngày 30/4 để làm chậm tốc độ lây lan của nCoV và dự đoán đỉnh dịch tại Mỹ sẽ đến trong hai tuần tới, vào Lễ Phục sinh 12/4. Trump thừa nhận số người chết vì Covid-19 tại Mỹ có thể vượt quá 100.000, khẳng định chính quyền làm rất tốt nếu ngăn điều này xảy ra.

Italy phát hiện thêm 4.050 ca nhiễm mới và 812 người tử vong, tổng số người nhiễm và chết đến nay lần lượt là 101.739 và 11.591. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Italy là gần 11,4%, mức cao nhất thế giới và gấp hơn hai lần tỷ lệ tử vong toàn cầu. Nước này là quốc gia thứ hai báo cáo hơn 100.000 người nhiễm nCoV, chỉ sau Mỹ.

Viện Y tế Quốc gia Italy cho hay độ tuổi trung bình của người tử vong là 78,5, với nạn nhân trẻ nhất 31 tuổi và già nhất 103 tuổi. Dân số già và bệnh viện quá tải là hai trong số các nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong ở Italy đặc biệt cao.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện Erasme ở Brussels, Bỉ hôm 27/3. ẢNh: AFP.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện Erasme ở Brussels, Bỉ hôm 27/3. Ảnh: AFP .

Tây Ban Nha xác nhận thêm 7.846 ca nhiễm và 913 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết lên lần lượt 87.956 và 7.716, vượt qua Trung Quốc để Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog trở thành vùng dịch lớn thứ ba thế giới. Thủ đô Madrid và vùng Catalonia là hai địa phương có số người chết vì nCoV cao nhất Tây Ban Nha, lần lượt là 3.392 và 1.410.

Giới chức y tế nhận định tốc độ tăng các ca nhiễm và tử vong mới tại Tây Ban Nha giảm trong những ngày gần đây cho thấy Covid-19 có thể sớm đạt đỉnh tại nước này. Tỷ lệ tăng số ca tử vong tại Tây Ban Nha hôm qua là 12,4%, giảm hơn một nửa so với tỷ lệ 27% hôm 25/3.

Tây Ban Nha áp lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 14/3 và Thủ tướng Pedro Sanchez hôm 28/3 công bố các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn nữa, buộc những người lao động ở các lĩnh vực không thiết yếu phải ở nhà trong 14 ngày tới.

Đức ghi nhận thêm 4.450 ca nhiễm và 104 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 66.885 và 645. Là vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, sau Italy và Tây Ban Nha, song tỷ lệ tử vong ở Đức chỉ 0,9%.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, 65 tuổi, hôm qua cho kết quả âm tính nCoV lần ba. Bà Merkel tự cách ly tại căn hộ ở Berlin một tuần qua sau khi tiếp xúc với bác sĩ nhiễm nCoV.

Iran tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai châu Á với 41.495 ca nhiễm và 2.757 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 3.186 ca nhiễm và 117 trường hợp tử vong. Chính phủ Iran cảnh báo dịch bệnh có thể kéo dài thêm vài tháng và giết chết hơn 10.000 người. Tổng thống Hassan Rouhani bị các đối thủ chính trị công kích vì đã không hành động kịp thời để ngăn dịch bệnh.

Iran đã đóng cửa các trường học, hủy các buổi lễ cầu nguyện, đóng cửa quốc hội cũng như các địa điểm hành hương lớn của người Hồi giáo Shiite. Iran cũng áp đặt nhiều biện pháp nghiêm ngặt sau khi hàng trăm nghìn người dân vẫn đổ xuống đường đón dịp Tết Ba Tư. Bộ Y tế Iran liên tục kêu gọi người dân khai báo thông tin cũng như các triệu chứng nghi nhiễm nCoV.

Trung Quốc ghi nhận 48 ca nhiễm mới, tăng 17 ca so với hôm qua và là mức tăng sau 4 ngày giảm. Toàn bộ 48 trường hợp đều là ca ngoại nhập, nâng số ca ngoại nhập tại Trung Quốc lên 771.

Trung Quốc cũng báo cáo thêm 5 trường hợp tử vong, nâng số người chết do dịch bệnh lên 3.305. Giới chức Trung Quốc lo ngại sự gia tăng các ca ngoại nhập nên đã đẩy mạnh quy trình kiểm tra sức khỏe, cách ly, thậm chí giảm số chuyến bay quốc tế và cấm nhập cảnh đối với hầu hết người nước ngoài.

Hàn Quốc báo cáo thêm 125 ca nhiễm nCoV, tăng 47 ca so với hôm qua, nâng số ca nhiễm lên 9.786. Nước này cũng ghi nhận thêm 4 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên 162, chủ yếu là người cao tuổi có bệnh lý nền.

Trong số ca nhiễm mới, 15 trường hợp là ca ngoại nhập, nâng số ca ngoại nhập tại Hàn Quốc lên 518. Hàn Quốc sẽ cách ly bắt buộc trong hai tuần đối với tất cả công dân nước ngoài, bắt đầu từ 1/4.

Tại Đông Nam Á , Malaysia là vùng dịch lớn nhất với 2.626 ca nhiễm và 37 người chết. Indonesia là vùng dịch chết chóc nhất khu vực với 122 người chết trong 1.414 người nhiễm, tỷ lệ tử vong là 8,6%.

Philippines và Thái Lan đều ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm, song ca tử vong tại hai nước này khá chênh lệch, lần lượt là 78 và 9. Covid-19 đã xuất hiện tại toàn bộ 11 quốc gia của khu vực Đông Nam Á.

Huyền Lê (Theo AFP , Worldomerter )

Đội phản ứng nhanh chống dịch

Người gọi là một phụ nữ 27 tuổi, sốt, khó thở hai hôm nay. Trước đó cô chăm bố ốm tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.

"Người này vừa có dấu hiệu lâm sàng, vừa có dịch tễ. Chúng tôi xử lý như một ca nghi nhiễm nCoV", bác sĩ Hồng, 30 tuổi, phó khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, nói.

Hơn chục phút sau, xe dừng trước một toà chung cư ở phường Trung Hoà. Toàn "đội cực nhanh" trong trang phục bảo hộ kín mít hối hả xuống xe và tiếp cận căn hộ có người nghi nhiễm. Chọn chỗ ngồi chéo với bệnh nhân, bác sĩ Hồng trấn an: "Chị cứ bình tĩnh, không cần quá lo lắng vì không phải cứ tiếp xúc với bệnh nhân là lây nhiễm". Cô dần bình tĩnh, sau một tiếng thì xâu chuỗi được đầy đủ lịch trình "đã đi đâu, làm gì, gặp những ai".

Khép phiếu điều tra dịch tễ kín hai mặt giấy, bác sĩ Hồng nhìn sang những đồng nghiệp, gật đầu. Bước tiếp theo là của kỹ thuật viên xét nghiệm Nguyễn Hải Linh với nhiệm vụ lấy dịch hầu họng của người nghi nhiễm trước khi chuyển người này ra xe đến bệnh viện đa khoa Đống Đa.

Cán bộ xử lý môi trường Lưu Danh Nhẫn phun khử trùng khắp căn hộ hơn 60 m2, mọi vật dụng trong nhà và khu vực ngoại cảnh. Chỉ có tiếng va chạm đồ đạc, ít khi có tiếng nói. Khi công việc kết thúc, cả đội mới rút quân. Sau lưng họ là khu chung cư im lìm, lúc 2 giờ sáng ngày 27/3.

Hồng, Nhẫn, Linh là 3 thành viên chủ lực trong đội phản ứng nhanh của Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, ngoài ra còn có thành viên làm nhiệm vụ hậu cần và lái xe. Toàn thành phố Hà Nội có 65 đội phản ứng nhanh, trong đó quận Cầu Giấy có hai đội với tổng số trên 20 thành viên.

Bác sĩ Hồng (quần áo bảo hộ), kỹ thuật viên Hải Linh áo blouse tác nghiệp tại chung cư Tràng An, đêm 7/3. Ảnh: Danh Nhẫn.

Bác sĩ Hồng (quần áo bảo hộ), kỹ thuật viên Hải Linh áo blouse tác nghiệp tại chung cư Tràng An, đêm 27/3. Ảnh: Danh Nhẫn.

Năm năm công tác tại Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, bác sĩ Hồng nắm rõ địa bàn 8 phường, 285.000 dân này còn hơn cả con xóm nhỏ quê Thái Bình của mình. Cầu Giấy là địa bàn tập trung nhiều trường đại học lớn, mật độ dân cư cao và tập trung rất đông người thuê trọ - một trong các lý do khiến cuộc chiến chống Covid-19 tại đây căng thẳng.

"Phát súng đầu tiên" báo hiệu trận chiến của đội phản ứng nhanh Cầu Giấy nổ từ mùng 4 Tết, khi có một nghiên cứu sinh trở về từ Vũ Hán có biểu hiện nghi nhiễm bệnh. Từ 3h chiều, bác sĩ Hồng cùng đồng nghiệp đến nơi ở của bệnh nhân trên đường Trần Quý Kiên khai thác dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc gần để cách ly, phun khử trùng. Đội hoàn tất các công việc khi đồng hồ đã sang ngày mùng 5 Tết.

Kể từ lúc đó anh bị cuốn vào cuộc chiến "chống dịch như chống giặc". Trong tháng 2, đội rà soát những công dân trở về từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Sang đầu tháng 3, khi có bệnh nhân dương tính đầu tiên ở Hà Nội, đội lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tất các những người từ nước ngoài về. Từ 26/3, đội nhận thêm nhiệm vụ mới là rà soát, lấy mẫu, cách ly tất cả các bệnh nhân điều trị nội ngoại trú và những người ra vào Bệnh viện Bạch Mai.

"Thời gian trước chúng ta chủ yếu chống dịch từ bên ngoài. Giai đoạn này khó khăn hơn vì đã có ổ dịch từ bên trong", bác sĩ Hồng nói.

Sau giấc ngủ chỉ dài 3 tiếng, sáng sớm 27/3 anh Hồng cùng đội đã có mặt ở Nhà sinh hoạt tổ 30 phường Trung Hoà lấy mẫu dịch tễ. Hơn 1h chiều cả đội mới ăn bữa trưa, ngay sau đó lại tiếp tục công việc tới 8h tối. Lịch trình này vẫn "căng" vào hai ngày cuối tuần qua. Đến nay hai đội đã sàng lọc được 55 trường hợp từng khám chữa bệnh và 310 người qua lại Bệnh viện Bạch Mai.

Nhà ở Ngã Tư Sở, chỉ cách 15 phút chạy xe, nhưng từ 6/3 bác sĩ Hồng cắm chốt tại cơ quan trực chiến. Anh đã quen với việc sang chiều mới ăn trưa, sang ngày hôm sau mới ăn cơm tối. Triền miên là những đêm chỉ ngủ được từ 3 đến 6 tiếng. "Mệt nhưng cũng không ngủ được. Lo lắng nên trong lòng cứ bồn chồn, không yên tâm", anh bộc bạch.

Đặt lưng xuống là anh nghĩ đến những người hôm nay tiếp xúc, lo kết quả của họ ngày mai. Nên ngay khi có kết quả xét nghiệm dù đêm muộn thế nào anh cũng báo cho bệnh nhân. Hồng nhớ một bác soát vé ở một điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô từng tiếp xúc với bệnh nhân người Anh dương tính, đi chuyến bay VN54 hồi đầu tháng 3. Thời điểm phát hiện đã gần một tuần kể từ ngày tiếp xúc và trong thời gian này bác soát vé đã gặp gỡ cả trăm người. Bệnh nhân hoảng sợ không nhớ được lịch trình. Bác sĩ Hồng vừa phải động viên, trấn an, vừa khai thác thông tin, sau 2 ngày mới truy hết được các "F".

Thời khắc nhận kết quả âm tính của người này, trong đầu nam bác sĩ như "có pháo hoa nở". Cuộc gọi được kết nối ngay trong đêm. "Bác ấy cảm ơn rối rít, nhưng thực ra tôi mới phải nói lời cảm ơn. Nhờ kết quả những người âm tính như bác ấy mà tôi thấy được tiếp thêm sức mạnh", anh chia sẻ.

Bác sĩ Hồng gọi điện cho người vợ mới cưới cảm ơn vì giỏ hoa quả vợ gửi shipper mang đến trong tối 17/3. Ảnh: Phan Dương.

Bác sĩ Hồng gọi điện cho vợ cảm ơn vì giỏ hoa quả gửi shipper mang đến trong tối 17/3 và cho biết sẽ không về nhà trong 2 tuần tới. "Anh muốn dành toàn lực cho cuộc chiến", Hồng nói với người vợ mới cưới. Ảnh: Phan Dương.

Cởi bỏ bộ đồ bảo hộ, đôi mắt kỹ thuật viên Nguyễn Hải Linh, 28 tuổi trũng sâu, chiếc áo blouse trắng ướt sũng vì mồ hôi. Trời hôm 27/3 nắng và oi, Linh lấy mẫu xét nghiệm của những người từ nước ngoài về và người liên quan Bệnh viện Bạch Mai suốt 12 tiếng, chỉ có một tiếng nghỉ trưa.

Phải đứng thời gian dài trong bộ bảo hộ kín và không được uống nước nên gần cuối giờ làm việc đôi chân anh như muốn rã ra. Nhưng cảm giác này vẫn chưa là gì với cơn đau nhức ở vành tai và vùng mắt vì kính và khẩu trang thít chặt. Mỗi lúc nằm xuống cả vùng da đầu đau buốt.

"Vì thiếu không khí và mất nước nên lúc cởi bỏ khẩu trang trông mặt ai cũng ỉu xìu như đang buồn lắm", chàng kỹ thuật viên trẻ phân trần. Mươi phút sau khi uống cạn chai nước 500 ml, rồi ngửa mặt hít một hơi dài, anh dần tươi tỉnh.

Trong đội phản ứng nhanh chống dịch, Linh làm công đoạn lấy mẫu bệnh phẩm - việc được cho là nguy cơ lây nhiễm cao nhất bởi khoảng cách tới người nghi nhiễm chỉ hơn một gang tay. Thao tác lấy dịch mũi, họng cũng dễ khiến người bệnh bị kích thích ho, hắt hơi. Vài ngày nay, Linh đã lấy từ 40-50 mẫu xét nghiệm mỗi ngày.

"Thủ thuật an toàn nhất là đứng chéo với người bệnh. Lấy dịch họng trước, sau đó bệnh nhân đeo khẩu trang che miệng để lấy dịch mũi. Như vậy dù có ho thì nguy cơ cũng giảm", người kỹ thuật viên 5 năm trong nghề chia sẻ.

Linh là em út trong đội nên được ưu ái hơn một chút nhưng từ 6/3, chàng trai này cũng dọn đến ở tại cơ quan để cùng các đồng nghiệp lên đường bất kể giờ nào. "Có những hôm hết việc lúc nửa đêm, các anh em thay nhau vào phòng tắm, úp mỳ tôm ăn, mệt quá mà ngủ say quên trời đất", Linh kể.

Nhà Linh cách cơ quan 2 km, có bố mẹ, em gái và bà nội. Hai hôm nay, trong những cuộc gọi về anh động viên bố mình, một tài xế taxi, tranh thủ thời gian Hà Nội hạn chế các phương tiện công cộng, để nghỉ ngơi.

Bác sĩ Nguyễn Hải Linh mệt mỏi sau một ngày làm việc lấy hơn 40 mẫu bệnh phẩm. Anh ở tại cơ quan để trực từ 6/3, dù nhà cách đây 2 km. Ảnh: Phan Dương.

Kỹ thuật viên Nguyễn Hải Linh sau một ngày làm việc lấy hơn 40 mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Phan Dương.

Hơn 10 năm công tác tại Trung tâm y tế quận Cầu Giấy với nhiều vai trò Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cùng lúc như thư ký hoạt động tiêm chủng và giám sát chuyên môn nên công việc của anh Lưu Danh Nhẫn chỉ chỉ gói gọn trong giờ hành chính. Nhưng hơn hai tháng có dịch, hiếm khi anh được đi ngủ trước nửa đêm, thời gian làm việc lên đến 12, 14 giờ/ngày và không có ngày cuối tuần.

Giai đoạn căng thẳng nhất là từ chiều tối 6/3, Hà Nội xuất hiện ca dương tính đầu tiên. Nhẫn và các thành viên đội phản ứng nhanh vẽ bản đồ dịch tễ quanh trường hợp bệnh nhân 17. Anh dẫn đầu một đội đến ngõ 22 Phạm Thận Duật và chung cư Tràng An - nơi tài xế của bệnh nhân số 17 từng đến, khai thác dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, chuyển 3 "F1" đi ra cách ly, đồng thời hướng dẫn cách ly tại nhà cho 56 "F2".

"Lúc tôi đặt lưng xuống giường đã là 4h kém 5. Tâm trạng hôm đó rất buồn vì nghĩ Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã kiểm soát rất tốt, không thể ngờ dịch lại đến từ chuyến bay đó", anh nhớ lại.

6 ngày sau, dịch về gần hơn nữa khi ghi nhận ca dương tính số 39, sống trên địa bàn Cầu Giấy. Đội của Nhẫn mất 12 tiếng mới điều tra được tổng quát dịch tễ của bệnh nhân này và các F1, F2. Hơn 9h đêm, anh tiếp tục cùng đội phòng chống dịch phun khử trùng 1.200 m2 toà chung cư mini nơi bệnh nhân này thuê trọ. Công việc cuốn anh vào đến mức "không còn thời gian để mà lo lắng nữa".

Ngoài nhiệm vụ chống dịch Nhẫn còn nhận thêm nhiệm vụ giải đáp thắc mắc của người dân, thậm chí thuyết phục người nghi nhiễm đi cách ly. Anh kể, có bệnh nhân F1 38 tuổi ở Mai Dịch khi đã vào bệnh viện vẫn tiếp tục gọi điện "tâm sự" về những lo lắng trong này. Anh lắng nghe, thi thoảng giải thích cho chị hiểu các quy định hay khó khăn của bác sĩ làm nhiệm vụ. Cuối cùng chị nói: "Cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian nói chuyện để tôi hiểu hơn trách nhiệm công dân của mình".

Đến hiện tại, Cầu Giấy ghi nhận ca dương tính số 6, trong tổng số 85 ca nhiễm của Hà Nội. Trong những cuộc điện thoại của người dân gọi đến, anh Nhẫn thường nói thêm một câu: Hai tuần tới là thời gian quý báu, mỗi người dân hãy là một chiến sĩ chống dịch.

Những "người lính" trong đội phản ứng nhanh như Nhẫn, Hồng, Linh... tin Hà Nội sẽ kiểm soát được dịch.

Phan Dương

Người bán vé số dạo được đại lý hỗ trợ

Căn nhà cấp bốn của anh Tâm nằm trong con hẻm nhỏ ở phường 5, TP Vĩnh Long, cũng là nơi tận dụng làm đại lý vé số. Hai ngày qua, anh lập danh sách khoảng 30 người nhận vé số bán lẻ hàng ngày để hỗ trợ, khi phát hành vé số phải dừng trong 15 ngày , bắt đầu từ 1/4.

"Đó là những đối tác gắn bó lâu dài và tin tưởng nhất của tôi", anh Tâm nói và cho biết hầu hết hoàn cảnh nghèo khó, túng thiếu, không vốn làm ăn, không đất sản xuất, chỉ dựa vào tiền lời bán vé số trang trải cuộc sống.

Nguyễn Thanh Tâm, chủ đại lý vé số ở TP Vĩnh Long, trước ngày ngưng bán vé số. Ảnh: Thanh Thiện.

Nguyễn Thanh Tâm, chủ đại lý vé số ở TP Vĩnh Long. Ảnh: Thanh Thiện.

Nhiều trường hợp khó khăn được anh cho nhận vé số thiếu, bán xong mang tiền lại trả vốn. "Ngày xưa mình cũng khó khăn, đi làm thuê kiếm tiền học hành, trang trải cuộc sống rồi mới gầy dựng làm ăn, nên Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog hiểu cái khó của họ", anh nói.

Covid-19 hoành hành, anh hiểu rằng, người bán vé số dạo phải tiếp xúc với nhiều người nên dễ bị nhiễm nCoV. "Các công ty xổ số kiến thiết phải ngưng phát hành là hợp lý. Nhưng những người bán dạo bị mất thu nhập mỗi ngày, cuộc sống họ khó khăn lắm", anh Tâm nói đó là lý do quyết định hỗ trợ tiền để san sẻ phần nào, giúp một số khách hàng của mình vượt qua những ngày dịch bệnh.

Chủ đại lý cho hay, ngày 1-15/4, cứ sau 16h hàng ngày, người bán vé trong danh sách đến đại lý sẽ nhận tiền hỗ trợ.

Anh Nguyễn Minh Trung, 37 tuổi, có hoàn cảnh nghèo khó, không đất sản xuất. Trước đây, mỗi ngày anh bán 160-180 tờ vé số, kiếm lời được mỗi tờ 1.000 đồng, đủ trang trải cuộc sống hai vợ chồng. Vợ cũng đi làm thời vụ, không được bao nhiêu tiền nên hai vợ chồng chưa dám có con.

"Mấy ngày qua, do dịch bệnh nên bán được ít, khoảng 100 tờ mỗi ngày, buổi tối tôi phải đi làm bốc vác kiếm thêm vài chục nghìn đồng", anh Trung nói và cho biết, việc nhận 50.000 đồng mỗi ngày từ đại lý giúp anh đủ trả tiền nhà trọ (25.000 đồng mỗi ngày) và mua gạo. "Trong lúc khó khăn này, được như vậy là quý lắm rồi", anh nói.

Nhiều địa phương hỗ trợ người bán vé số

Ngày 30/3, UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị Công ty xổ số kiến thiết tỉnh khẩn trương làm việc với các đại lý và những đơn vị liên quan để giải quyết khó khăn cho người bán vé số bị ảnh hưởng do nghỉ bán trong 15 ngày.

Trong khi đó, đại diện Công ty xổ số kiến thiết Cần Thơ cho biết, đang liên hệ với các đại lý thống kê số lượng người bán vé số trên địa bàn để hỗ trợ quà gồm gạo, dầu ăn, nhu yếu phẩm, trị giá mỗi phần 500.000-700.000 đồng.

Tại cuộc họp về phòng chống dịch chiều qua, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cũng đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có phương án giúp người bán vé số. "Họ hầu hết là người khó khăn, kiếm ăn từng bữa nhờ vào tiền hoa hồng bán vé số, chúng ta cần chia sẻ với họ", ông Phong nói.

Trước đó, ngày 29/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý kiến nghị của Bộ Tài chính về việc ngừng phát hành xổ số kiến thiết trong 15 ngày, áp dụng từ đầu tháng 4, để phòng nCoV lây lan.

Cửu Long

Đường sắt giảm tàu khách, tăng tàu hàng

Ngày 30/3, ngành đường sắt bắt đầu dừng toàn bộ tàu khách địa phương từ Hà Nội đi Hải Phòng, Quán Triều, Đồng Đăng; TP HCM đi Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng... theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải.

Đối với tuyến Bắc Nam, ngành chỉ tổ chức hai đôi tàu khách mỗi ngày. Trong đó, tàu SE3 xuất phát ở ga Hà Nội lúc 19h25 và tàu SE5 xuất phát lúc 8h50. Tại ga Sài Gòn, tàu SE4 xuất phát lúc 19h25, SE6 xuất phát lúc 8h45.

Để tận dụng năng lực hạ tầng do cắt giảm tàu khách, ngành đường sắt sẽ tăng chạy tàu hàng, trong đó tổ chức tàu hàng nhanh tuyến Hà Nội - TP HCM với thời gian gần như tàu khách. Tổng công ty Đường sắt cho biết sẽ giảm cước vận tải hàng hóa so với hiện nay.

Tàu hàng chạy từ Lào Cai qua biên giới Việt Trung. Ảnh: Giang Huy.

Tàu hàng chạy từ Lào Cai qua biên giới Việt Trung. Ảnh: Giang Huy.

Tháng 2 vừa qua, ngành đường sắt đã khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế vận chuyển hàng nông sản từ ga Đồng Đăng sang Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ga Bằng Tường (Trung Quốc).

Tàu container chở hàng nông sản từ phía Nam đến ga Đồng Đăng (Lạng Sơn), cộng với chờ làm các thủ tục thì hàng hóa thông quan mất khoảng 5 ngày, giá cước đường sắt thấp hơn so với đường bộ khoảng 20%. Trong khi đó, xe container đường bộ giá cước cao, thời gian gần tương đương do phải chờ thông quan tại cửa khẩu.

Bệnh nhân 39: ‘Phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt’

Phong là hướng dẫn viên du lịch thuộc Công ty Amazing Ninh Bình, thuê trọ ở phố Cầu Giấy. Đêm 8/3, anh vội vàng đi xe tới Bệnh viện Xanh Pôn để khám, sau đó được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh để làm xét nghiệm rồi được cho nhập viện, trở thành "bệnh nhân 39".

"Khi biết thông tin một du khách trong đoàn tôi đưa đi tham quan Ninh Bình ngày 4/3 đã mắc Covid-19, tôi nghĩ 'chắc chắn mình bị rồi'. Lòng tôi nóng như lửa đốt nên đi luôn vào viện ngay trong đêm. Cứ có cảm giác mình nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt thì mới mong chữa được bệnh", Phong nói.

Nhập viện ngày 8/3, tới 11/3 Phong mới có kết quả dương tính do bác sĩ phải xét nghiệm đến ba lần. Nhưng Phong không cảm thấy lo lắng nữa "vì mình ở sẵn trong viện rồi".

Phong không gặp khó khăn gì trong quá trình điều trị. Phần lớn thời gian anh nằm nghỉ trên giường và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên khi tới giai đoạn cần điều trị mạnh, cơ thể anh bị suy nhược dưới tác dụng phụ của thuốc kháng virus.

"Lúc ấy Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog tôi cảm thấy mệt lắm. May mà mình trẻ, khỏe nên sức chịu đựng tốt, vượt qua cũng dễ dàng hơn các bác trên 60 tuổi".

Bùi Cẩm Phogn trong buổi lễ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 30/3. Ảnh: Chi Lê.

Bùi Cẩm Phong khi ra viện, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 30/3. Ảnh: Chi Lê.

"Tôi cảm thấy rất may mắn vì khi nhập viện số bệnh nhân Covid-19 chưa đông nên các bác sĩ còn có thời gian chăm sóc cho tôi từ miếng ăn đến giấc ngủ", Phong chia sẻ.

Ngày 30/3, Phong cùng 26 bệnh nhân khác được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho xuất viện. Bác sĩ Trần Văn Giang, phụ trách Khoa Virus - Ký sinh trùng cho biết các bệnh nhân được đưa về nơi cư trú và phải cách ly, chịu sự giám sát y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương thêm 14 ngày.

"Được ra viện tôi vui lắm. 14 ngày tới tôi sẽ ở nhà nghỉ ngơi thêm và bắt đầu luyện tập nhẹ nhàng để hồi phục sức khỏe, sẵn sàng quay lại đi làm nếu tình hình cho phép", hướng dẫn viên du lịch nói.

Chi Lê

Quang Hải - Nhật Lê lại có dấu hiệu "toang" nữa rồi: Lần này xuất hiện thêm nhân vật thứ 3, có muốn chối cũng khó!

Mối quan hệ giữa cầu thủ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Quang Hải và bạn gái Nhật Lê vẫn là chủ đề thu hút sự chú ý lớn của dân mạng. Sau thời gian dài bỏ theo dõi, không tương tác, đôi trẻ lại được cho là đã quay về bên nhau. Chưa được bao lâu, fan lại soi ra loạt bằng chứng cho thấy mối quan hệ của họ “toang” thêm lần thứ N.

Nếu bạn gái cứ đăng status tâm trạng, buồn bã thì hot boy cầu thủ lại "ngựa quen đường cũ". Một nhân vật thứ 3 xuất hiện được cho rằng "bạn gái tin đồn" của Quang Hải bất ngờ lộ diện trên story khi mặc áo 19 (số áo mà Quang Hải mang tại đội tuyển quốc gia lẫn U23).

Mặc áo của tiền đạo Quang Hải, cô nàng này được cho là "bạn gái tin đồn" mới.

Dù đã kịp thời huỷ theo dõi Instagram chàng cầu thủ nhưng cô bạn Huỳnh Anh này vẫn "để quên" nút thả tim trên ảnh mới nhất của anh chàng. Đồng thời, đoạn tin nhắn của fan couple Quang Hải - Nhật Lê với gái xinh này cho thấy cô không muốn tiết lộ mối quan hệ của mình với chàng tiền đạo điển trai và năn nỉ xin xoá bài "soi" bằng chứng hộ.

Động thái nhanh chóng nhận về rất nhiều sự quan tâm. Rất nhiều người nghi ngại phải chăng chuyện tình cảm của đôi trẻ lại có vấn đề. Dù vậy, cả 3 đều không lên tiếng mà chọn cách im lặng để giải quyết.

Quang Hải - Nhật Lê lại có dấu hiệu toang nữa rồi: Lần này xuất hiện thêm nhân vật thứ 3, có muốn chối cũng khó! - Ảnh 2.

Cách đó không lâu, Nhật Lê hạnh phúc dựa vào Quang Hải khi chụp ảnh trong tiệc sinh nhật bạn thân

Quang Hải - Nhật Lê lại có dấu hiệu toang nữa rồi: Lần này xuất hiện thêm nhân vật thứ 3, có muốn chối cũng khó! - Ảnh 3.

Nhan sắc của "bạn gái tin đồn" mới được cho là không hề thua kém Nhật Lê.

Quang Hải - Nhật Lê lại có dấu hiệu toang nữa rồi: Lần này xuất hiện thêm nhân vật thứ 3, có muốn chối cũng khó! - Ảnh 4.

Cô nàng đang bị fan của cặp đôi "tấn công" trên Facebook cá nhân.

Sẽ phạt tù người khai báo y tế gian dối trong Covid-19

Trong hướng dẫn gửi tới các chánh án toà dân sự và quân sự trên cả nước, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao cho hay: Những người mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh, người trở về từ vùng dịch nhưng trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định cách ly, không khai báo hoặc khai báo y tế gian dối... dẫn tới lây bệnh cho người khác sẽ bị coi có dấu hiệu phạm tội Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người , điều 240 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù từ một đến 5 năm.

Người chưa bị xác định mắc Covid-19 và sống trong khu vực cách ly, phong tỏa nếu bỏ trốn hoặc từ chối áp dụng biện pháp cách ly... dẫn tới thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do chi phí phát sinh phòng chống dịch bệnh sẽ bị xử lý về tội Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người , điều 295 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 12 năm.

Chủ quán bar, vũ trường, karaoke, massage, thẩm mỹ viện... nếu cố tình kinh doanh khi đã có lệnh đình chỉ, dẫn tới thiệt hại trên 100 triệu đồng chi phí phòng chống dịch bệnh cũng bị xử lý theo điều 295.

Người có hành vi đưa thông tin thất thiệt lên mạng máy tính, viễn thông nhằm xuyên tạc về tình hình dịch bệnh hoặc đưa trái phép thông tin đời tư nhân viên y tế, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh... có thể bị xử lý về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, viễn thông (điều 288, án cao nhất tới 7 năm tù) hoặc tội Làm nhục người khác (điều 155, án cao nhất tới 5 năm tù).

Người có hành vi gian dối về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng chống dịch Covid-19 để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo điều 174. Khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến tù chung thân.

Hành vi kiếm lời bằng cách lợi dụng khan hiếm hoặc tạo khan hiếm giả trong tình hình dịch bệnh để mua vét loại hàng hóa đã được Nhà nước định giá hoặc công bố là hàng bình ổn giá sẽ bị xử lý về tội Đầu cơ , điều 196. Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Khung hình phạt từ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 15 năm.

Cũng theo TAND Tối cao, người có trách nhiệm phòng, chống Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch bệnh dẫn tới hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng , điều 360. Khung hình phạt từ phạt tiền 30-300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 12 năm.

Với các vụ án liên quan Covid-19, các tòa án cần phối hợp với VKSND cùng cấp nhằm áp dụng thủ tục rút gọn hoặc đưa ra xét xử không quá 1/2 thời hạn quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Tong thời gian diễn ra dịch bệnh, nếu phải xét xử các vụ án liên quan dịch bệnh sẽ phải bảo đảm quy định về phòng chống dịch như phòng xử không quá tối đa 10 người, khoảng cách giữa mỗi người đủ 2 m...

Xuân Hoa

Vì sao bệnh nhân 187 nhiễm Covid-19 được công bố khỏi bệnh sau 6 ngày điều trị?

Liên quan đến tình hình dịch C ovid -19 , ngày 30/3, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã ghi nhận ca thứ 194 nhiễm loại virus này.

Cũng trong sáng cùng ngày,  tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh có 27 bệnh nhân khỏi bệnh.

Vì sao bệnh nhân 187 nhiễm Covid-19 được công bố khỏi bệnh sau 6 ngày điều trị? - Ảnh 1.

27 ca nhiễm Covid -19 ra viện trong sáng nay.

Đáng chú ý, trong số 27 ca bệnh ra viện sáng nay có ca bệnh 187 được công bố khỏi bệnh chỉ sau 6 ngày nhập viện điều trị.

Theo Bộ Y tế,  ca bệnh 187 là bệnh nhân nam (30 tuổi, quốc tịch Mỹ, địa chỉ ở Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội). Bệnh nhân từ nước ngoài về sân bay Nội Bài trên chuyến bay VN0054 ngày 13/03/2020. 

Từ ngày 13/3/2020 đến ngày 19/3/2020, bệnh nhân tự cách ly ở nhà và có tiếp xúc gần với 04 trường hợp người Việt Nam và 5 trường hợp người nước ngoài ở cùng tòa nhà. Ngày 22/03/2020, bệnh nhân được lấy mẫu sàng lọc dương tính với virus SARS-CoV-2.

Vì sao bệnh nhân 187 nhiễm Covid-19 được công bố khỏi bệnh sau 6 ngày điều trị? - Ảnh 2.

Hình ảnh mọi người vui vẻ ôm nhau sau khi khỏi bệnh.

Sau khi sàng lọc dương tính với SARS-CoV-2 ngày 22/3/2020, ngày 25/3/2020 bệnh nhân nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân tiếp tục được xét nghiệm và có kết quả âm tính lần 1 vào ngày 25/3/2020 và lần 2 là ngày 28/3/2020. Vì vậy, ngày 30/3/2020, bệnh nhân Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

Bệnh nhân 187 và 26 bệnh nhân còn lại được công bố khỏi bệnh nhưng theo cập nhật hướng dẫn phác đồ điều trị mới, họ sẽ tiếp tục được địa phương cách ly, theo dõi trong 14 ngày tiếp theo.

Danh sách 27 bệnh nhân được xuất viện trong sáng 30/3:

1. BN 17 (N.H.N, 27 tuổi, Nữ, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 05/03): Tình trạng ổn định, không ho, không khó thở, đại tiểu tiện bình thường.

2. BN 22 (R.J.A, 58 tuổi, Nam, quốc tịch Anh, nhập viện ngày 08/03): Bệnh nhân tỉnh, không ho, không đau ngực, không đau đầu, ăn ngủ được.

3. BN 24 (S.C.B, 67 tuổi, Nữ, quốc tịch Ireland, nhập viện ngày 08/03): Bệnh nhân tỉnh, không sốt, không ho, không khó thở. Dấu hiệu sinh tồn ổn định, tim nhịp đều, phổi thông khí rõ.

4. BN 27 (S.M.I.C, 70 tuổi, Nữ, quốc tịch Anh, nhập viện ngày 09/03): Bệnh nhân tỉnh, không sốt, không ho, tim nhịp đều. Đại tiểu tiện bình thường. Dấu hiệu sinh tồn ổn định.

5. BN 39 (B.C.Ph, 25 tuổi, Nam, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 10/3): Không ho, không khó thở. Dấu hiệu sinh tồn ổn định

6. BN 46 (N.T.D, 30 tuổi, Nữ, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 11/3): Toàn trạng ổn định, không sốt, không khó thở.

7. BN 47 (L.T.C, 43 tuổi, Nữ, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 11/3): BN tỉnh, không ho, không sốt. Không khó thở. Hết sốt 3 ngày. Chỉ số sinh tồn ổn định.

8. BN 51 (P.H.M, 22 tuổi, Nữ, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 13/3): BN tỉnh, tiếp xúc tốt, hết sốt trên 3 ngày, không ho, không khó thở. Tim đều, phổi không rale, các chỉ số sinh tồn ổn định.

9. BN 55 (H.A, 36 tuổi, Nam, quốc tịch Đức, nhập viện ngày 14/3): BN tỉnh, hết sốt. Không ho, không khó thở, không đau ngực, chỉ số sinh tồn ổn định.

10. BN 56 (S.J.C, 30 tuổi, Nam, quốc tịch Anh, nhập viện ngày 14/3): BN tỉnh, không sốt, ho thúng thắng, không khó thở, không đau ngực.

11. BN 58 (N.P.K.A, 26 tuổi, Nữ, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 15/3): BN tỉnh, không sốt, không khó thở, ho khan ít, các chỉ số sinh tồn ổn định, đại tiểu tiện bình thường.

12. BN 59 (L.T.Q, 30 tuổi, Nữ, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 14/3): BN tỉnh, không sốt, không khó thở, không ho, không nôn, các chỉ số sinh tồn ổn định.

13. BN 60 (C.N.H.B, 24 tuổi, Nam, quốc tịch Pháp, nhập viện ngày 14/3): BN tỉnh, không sốt, ho húng hắng, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định, phổi không rale.

14. BN 62 (Đ.A.Đ, 18 tuổi, Nam, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 17/3): Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, ho thúng thắng, không khó thở, các chỉ số sinh tồn ổn định.

15. BN 69 (T.S, 30 tuổi, Nam, quốc tịch Đức, nhập viện ngày 15/3): BN tỉnh, không sốt, ho khan, không khó thở, không tức ngực, phổi thông khí đều, dấu hiệu sinh tổn ổn định.

16. BN 70 (T.V.H, 19 tuổi, Nam, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 17/3): BN tỉnh, không sốt, đau rát họng, không ho, tim nhịp đều, phổi thông khí đều, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

17. BN 71 (N.T.D, 19 tuổi, Nữ, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 17/3): BN tỉnh, không sốt, ho húng hắng, không đau ngực, không khó thở, đại tiện bình thường, các dấu hiệu sinh tồn ổn định.

18. BN 77 (L.T.D.Tr, 25 tuổi, Nữ, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 18/3): BN tỉnh, không sốt, ho có đờm, không khó thở, tim nhịp đều, phổi RRPN rõ, không rales, đại tiện bình thường. Chỉ số sinh tồn ổn định.

19. BN 85 (T.H.Q, 20 tuổi, Nam, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 19/3): BN tỉnh, không sốt, ho ít đờm, không khó thở, tim đều, phổi không rale. Đại tiểu tiện bình thường.

20. BN 88 (Q.T.L, 25 tuổi, Nữ, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 17/3): BN tỉnh, không sốt, ho khan nhẹ, các chỉ số sinh tồn ổn định.

21. BN 93 (T.M.Đ, 20 tuổi, Nam, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 20/3): BN tỉnh, không sốt, ho ít đờm, không khó thở, chỉ số sinh tồn ổn định. Tim nhịp đều, phổi thông khí rõ.

22. BN 110 (V.H.A, 29 tuổi, Nữ, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 20/3): Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Không sốt, không ho, không tức ngực, không khó thở. Tim đều, T1, T2 rõ Phổi thông khí tốt.

23. BN 112 (Đ.T.H, 30 tuổi, Nữ, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 22/3): BN tỉnh, không sốt, ho húng hắng, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

24. BN 113 (V.V.A, 19 tuổi, Nữ, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 20/3): BN tỉnh, không sốt, không ho, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

25. BN 130 (T.T.P, 30 tuổi, Nam, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 23/3): BN tỉnh, tiếp xúc tốt. Ho đờm ít, không khó thở. Dấu hiệu sinh tồn ổn định.

26. BN 140 (T.T.N, 21 tuổi, Nam, quốc tịch Việt Nam, nhập viện ngày 23/3): BN tỉnh, tiếp xúc được. Ho ít đờm, không khó thở, không sốt. Tim đều, rõ Phổi. Bụng mềm, đại tiểu tiện bình thường.

27. BN 187 (ERIC R. B., 30 tuổi, Nam, quốc tịch Mỹ, nhập viện ngày 25/3): Tỉnh, tiếp xúc tốt. Không đau tức ngực, không khó thở. Không sốt. Tim đều, rõ.

Câu chuyện bi đát của cựu ngôi sao ngoại hạng Anh mất nghiệp vì chính gia đình của mình

Emmanuel Adebayor hiện mắc kẹt ở Benin vì Covid-19. Tiền đạo đang khoác áo Olimpia của Paraguay đã quyết định rời đất nước Nam Mỹ để trở về quê hương Togo, trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 bùng phát, với lý do "thời gian này, ở bên gia đình là quan trọng nhất". Tuy nhiên, sau khi quá cảnh ở Pháp và dừng chân ở Benin, anh bị quốc gia này giữ lại cách ly 14 ngày.

Dù trong hoàn cảnh nào, điều đầu tiên Adebayor nghĩ tới là gia đình, bất chấp những gì họ gây ra. Theo cựu tiền đạo của Arsenal, Man City và Tottenham, chính những người thân trong gia đình đã hủy hoại sự nghiệp của anh và nhiều lần đẩy anh vào chỗ chết.

Gia đình Adebayor là những người thuộc bộ lạc Yoruba. Giống như những bộ lạc nằm rải rác khắp châu Phi, Yoruba rất hoang sơ và có một đời sống tâm linh huyền bí. Họ cho rằng Adebayor chịu một lời nguyền rất nặng.

Câu chuyện bi đát của cựu ngôi sao ngoại hạng Anh mất nghiệp vì chính gia đình của mình - Ảnh 1.

Adebayor và bà mẹ trong trang phục truyền thống của Togo.

Đó là lý do Adebayor không thể đi bộ như những đứa trẻ khác ở tuổi lên 4. Trong nhiều năm anh đã theo mẹ đi khắp nơi để chạy chữa. Đến một ngày, vô tình mẹ đưa anh vào một nhà thờ ở Lagos, thủ đô Nigeria, và dự định sẽ cầu nguyện một tuần.

Những người trong nhà thờ nói, đến Chủ nhật mà Adebayor vẫn không thể đi, có nghĩa là sẽ tật nguyền cả đời. Tối thứ Bảy, khi thời gian sắp hết, mẹ anh đã khóc như mưa. Nhưng vào sáng Chủ nhật, kỳ lạ thay, Adebayor đứng lên và chạy theo một trái bóng không hiểu bằng cách nào lạc vào đó. Như một phép màu vậy.

Rồi Adebayor đã phát triển thành ngôi sao bóng đá lớn nhất lịch sử Togo, chơi cho những đội bóng nổi tiếng ở Anh, thậm chí có một thời gian khoác áo Real Madrid. Kéo theo đó là sự giàu có.

Câu chuyện bi đát của cựu ngôi sao ngoại hạng Anh mất nghiệp vì chính gia đình của mình - Ảnh 2.

Adebayor trước một trong những căn hộ mà anh sở hữu.

Thời đỉnh cao, Adebayor kiếm được mức lương 170.000 bảng mỗi tuần để nằm trong tốp 10 cầu thủ có tổng tài sản lớn nhất châu Phi. Anh sống trong những căn hộ sang trọng ở Anh, Mỹ, Ghana và Togo, sở hữu hàng chục chiếc siêu xe và cả một chiếc máy bay riêng.

Nhưng đỉnh danh vọng của Adebayor không kéo dài lâu. Ở tuổi 26 anh đã bắt đầu tuột dốc. Thời gian cuối, Tottenham chấp nhận trả lương nhưng nhất quyết tống chân sút từng ghi 30 bàn cho Arsenal mùa 2007/08 ra đường. Anh đành tới Crystal Palace, nhưng cũng chỉ 1 năm, trước khi chuyển đến Istanbul Basaksehir rồi Kayserispor ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bây giờ ở tuổi 36, lưu lạc đến tận Paraguay.

Adebayor nói rằng gia đình chính là nguyên nhân khiến sự nghiệp của anh đi vào ngõ cụt.

"Khi còn nghèo khổ, chúng tôi rất đoàn kết và thân ái, mọi người đều san sẻ cho nhau. Bố tôi mất, tôi đã phải lăn lộn ngoài đời từ năm 16 tuổi để gồng gánh gia đình. Đến khi ăn nên làm ra, đột nhiên họ cho rằng tôi mắc nợ tất cả và việc phải làm là trả nợ", Adebayor nói.

Câu chuyện bi đát của cựu ngôi sao ngoại hạng Anh mất nghiệp vì chính gia đình của mình - Ảnh 3.

Tiền đạo người Togo khi còn khoác áo đội bóng danh tiếng Man City.

Thời điểm bừng sáng ở Arsenal, với khoản tiền lớn kiếm được, Adebayor đã mua một ngôi nhà cho gia đình với hy vọng họ sẽ hạnh phúc. Nhưng đám người kia lại muốn nhiều hơn. Mẹ và các anh chị em yêu cầu anh phải mua cho mỗi người một căn nhà lớn và cung cấp một khoản tiền đều đặn mỗi tháng cho các thành viên.

Nhưng nào chỉ có thế, bà mẹ đòi hỏi số tiền lớn để kinh doanh, anh trai Kola cũng cần hỗ trợ để mở đại lý xe hơi, cậu em Rotimi chuyên ăn cắp đồ của Adebayor, trong khi những đứa em khác như Peter, Iyabo và Hajia liên tục đòi tiền để sắm sửa điện thoại, trang sức. Một lần Adebayor nói hết tiền, một trong số họ đã kề dao vào cổ anh để lấy những thứ họ muốn.

Đến khi thu nhập của Adebayor giảm sút bởi phong độ kém cỏi trên sân, gia đình vẫn không để anh yên. Bất chấp mức lương bây giờ chỉ còn 750 bảng mỗi tuần, họ vẫn đòi một căn hộ rộng lớn cho cả đại gia đình trị giá nửa Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog triệu bảng.

Câu chuyện bi đát của cựu ngôi sao ngoại hạng Anh mất nghiệp vì chính gia đình của mình - Ảnh 4.

Đằng sau sự hào nhoáng bề ngoài là một Adebayor đầy đau khổ.

Tiền đạo người Togo cho biết, khi những đòi hỏi vô độ không được đáp ứng, họ quyết định hãm hại anh bằng bùa chú, theo nghi thức phù thủy có tên juju vốn rất phổ biến ở Tây Phi. Adebayor nói, anh không thể ăn uống và sút cân nhanh chóng, dẫn đến không thể chơi bóng như trước.

Không dừng lại ở việc phá hoại sự nghiệp, họ còn nguyền rủa Adebayor chết sớm. "Không thể tưởng tượng nổi họ có thể làm như vậy với tôi. Tôi đã rất sốc khi nghe thấy họ nói với nhau, rằng một khi tôi chết, chiếc xe này thuộc về người này, ngôi nhà kia thuộc về người kia", anh nói trong nước mắt.

Ở những thời điểm chán nản và tuyệt vọng nhất, Adebayor nhiều lần định tự tử. Nhưng anh đã không làm bởi "tôi chết, sẽ chẳng ai cầu nguyện cho tôi, và cũng không ai biết sự thật" bởi những người trong gia đình vẽ lên câu chuyện hoàn toàn khác. Giờ thì anh chấp nhận thực tế và tiếp tục nai lưng kiếm tiền. Dù họ có thế nào anh cũng không thể bỏ.

Ra đường sau 22h không lý do mùa dịch Covid-19, hơn 40 người bị đưa về nhà văn hoá ngủ qua đêm

Liên quan đến tình hình dịch covid -19 , ngày 30/3 theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cho biết, lực lượng chức năng TP Hạ Long đã ra quân xử lý vi phạm nhiều trường hợp không chấp hành quy định về phòng chống dịch của thành phố.

Ra đường không lý do mùa dịch covid -19, hơn 40 người bị đưa về khu tập trung - Ảnh 1.

40 người bị đưa về khu tập trung vì ra đường không có lý do ở Hạ Long.

Cụ thể, từ 22h ngày 29/3 đến sáng 30/3, toàn thành phố có Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog hơn 40 trường hợp ra đường sau 22h mà không có lý do chính đáng (không phải người thực thi công vụ, không đưa người đi cấp cứu, không phải là người lao động đi làm ca đêm...).

Tất cả các trường hợp trên đều bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, vi phạm luật cư trú, xử lý nếu không đeo khẩu trang, xử lý vi phạm ATGT.

Cùng với đó, lực lượng chức năng kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, hành trình, tiếp xúc... và giữ các trường hợp vi phạm qua đêm để họ trải nghiệm và nhận thức trách nhiệm với cộng đồng.

Được biết, những trường hợp nêu trên đều được đưa về nhà văn hóa các phường gần nhất để quản lý, theo dõi và ngủ qua đêm.

Ra đường không lý do mùa dịch covid -19, hơn 40 người bị đưa về khu tập trung - Ảnh 2.

Khu tập trung được lập ở các nhà văn hóa.

Sau khi giữ một đêm, TP Hạ Long sẽ sàng lọc, các trường hợp có đầy đủ giấy tờ, nhân thân rõ ràng, sức khoẻ ổn định thì mời cơ quan đến giao nhận người hoặc mời đại diện gia đình cùng với Bí thư kiêm Trưởng thôn, khu đến bàn giao người để về cơ quan, thôn, khu tiếp tục theo dõi. Việc giao nhận người phải có biên bản lưu trữ và thống kê danh sách gửi về Ban Chỉ đạo thành phố.

Đối với người đến từ địa phương khác, thành phố yêu cầu liên hệ với cơ quan người làm việc đến giao nhận người hoặc mời đại diện gia đình, chính quyền địa phương nơi cư trú của người vi phạm đến nhận người.

Trong trường hợp cá nhân không hợp tác thì chuyển cách ly tập trung đủ 14 ngày hoặc cho tới khi có xét nghiệm âm tính Covid-19.

Ra đường không lý do mùa dịch covid -19, hơn 40 người bị đưa về khu tập trung - Ảnh 3.

Bộ Công Thương kiến nghị xuất khẩu gạo trở lại

Theo báo cáo Bộ Công Thương gửi Thủ tướng ngày 28/3, cơ quan này đề xuất tiếp tục xuất khẩu gạo trở lại nhưng kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và 5. Kiến nghị này được Bộ Công Thương đưa ra sau khi làm việc, khớp lại số liệu với các doanh nghiệp xuất khẩu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các bộ, ngành liên quan như Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan.

Cụ thể, tổng lượng gạo xuất khẩu trong tháng 4 và 5 là 800.000 tấn, sau khi đã trữ 300.000 tấn vào kho dự trữ quốc gia và 400.000 tấn giữ lại phòng tình huống có thể xảy ra trong 2 tháng tới. So với cùng kỳ năm 2019, lượng gạo được phép xuất khẩu 2 tháng tới giảm 40% và khoảng 36% so với giai đoạn 2018.

Riêng trong tháng 4, lượng gạo có thể xuất khẩu là 400.000 tấn gạo. Lượng còn lại xuất trong tháng 5 sẽ được Thủ tướng quyết định vào tuần cuối cùng của tháng 4.

Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý 400.000 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 bằng cách cộng dồn, trừ lùi số lượng theo tờ khai hải quan.

Nông dân xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ thu hoạch lúa vụ Đông Xuân đầu tháng 3/2020. Ảnh: Thanh Trần

Nông dân xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ thu hoạch lúa vụ Đông Xuân đầu tháng 3/2020. Ảnh: Thanh Trần

Để xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch (300.000 tấn). Ngoài ra, chỉ cho phép xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không...), nơi có đủ trang thiết bị nối mạng để Tổng cục Hải quan tiện theo dõi, phản ánh theo thời gian thực.

Ngoài ra, đoàn kiểm tra đề xuất, 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn phải ký thoả thuận với ít nhất 1 hệ thống siêu thị bảo đảm cung cấp dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp không thực hiện theo thoả thuận, Bộ Công Thương có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp.

Trước đó, tại cuộc họp ngày 23/3 với Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đề xuất tạm hoãn xuất khẩu gạo tới cuối tháng 5 để đảm bảo an ninh lương thực. Đề xuất này sau đó được Thủ tướng chấp thuận. Nhưng chỉ một ngày sau, Bộ này lại đề nghị Chính phủ cho tiếp tục xuất khẩu gạo.

Giải thích về lý do thay đổi, ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Công Thương cho biết, do có độ vênh số liệu gạo dự trữ, nhất là sản lượng lúa vụ Đông Xuân tại đồng bằng sông Cửu Long trong doanh nghiệp, người trồng lúa... nên cần tính toán lại.

Tuy nhiên, báo cáo Thủ tướng lần này, Bộ Công Thương khẳng định các số liệu về tình hình tồn kho, sản xuất lúa gạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đưa ra về sản lượng gạo xuất khẩu, sản lượng mùa vụ Đông Xuân... trước đó về cơ bản là đúng.

Cụ thể, dự báo vụ lúa 2020 sẽ cho thu hoạch 43,5 triệu tấn thóc, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2020 là 6,5-6,7 triệu tấn gạo. Riêng vụ Đông Xuân năm 2020 có khoảng 3 triệu tấn gạo hàng hoá dành cho xuất khẩu, số này có thể tăng thêm 200.000-300.000 tấn do một lượng gạo nhất định "gối đầu" từ năm trước chuyển qua.

Trong khi đó rà soát tại doanh nghiệp, riêng các thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng gạo còn trong kho là hơn 1,65 triệu tấn. Đến 31/5, số gạo dư của các thành viên VFA là 266.000 tấn. Tính chung các doanh nghiệp ngoài hiệp hội này, lượng gạo hiện có trong kho là 1,783 triệu tấn.

Gần một tuần qua khi phải dừng xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp "đứng ngồi không yên". Nhiều doanh nghiệp cho biết họ trở tay không kịp với quyết định đột ngột này. Ông Vũ Thanh Sơn - Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết không hề biết trước, chỉ khi hàng ra tới cảng, mở tờ khai mới được hải quan thông báo.

Tương tự, hai đơn hàng của Tập đoàn Lộc Trời đang trên đường ra cảng xuất khẩu cũng buộc phải nằm chờ ngay khi có công văn hoả tốc dừng mở tờ khai từ 0h ngày 24/3. Họ buộc phải thương lượng với đối tác và chưa biết sẽ bị phản ứng ra sao. Không được xuất khẩu, Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog hàng nằm chờ tại cảng phát sinh thêm chi phí kho bãi, doanh nghiệp còn đối diện với án phạt từ đối tác, thậm chí huỷ đơn hàng khi không giao kịp thời hạn.

Nguyễn Hoài

Tổng bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi toàn dân chung sức chống dịch

Lời kêu gọi được Văn phòng Trung ương Đảng thông báo chiều 30/3. Theo đó, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ "chúng ta đang ở vào thời điểm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng ngày càng lớn".

Toàn hệ thống chính trị phải tập trung cao độ để tiếp tục chủ động ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh; không quá hốt hoảng nhưng tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng. Ông yêu cầu "phải nắm chắc tình hình, dự báo khả năng xấu nhất, kịp thời đề ra các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát, ngăn chặn bằng được sự lan rộng lây nhiễm".

Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, mỗi địa phương cần bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, chủ động và phối hợp chặt chẽ hơn nữa để thực hiện các công việc phòng, chống dịch; ưu tiên nguồn lực, thời gian và công sức cho công việc hệ trọng này.

"Toàn thể dân tộc Việt Nam hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch", lời kêu gọi có đoạn.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTX

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTX

Việt Nam đã bước đầu ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả, tuy nhiên, "thời gian tới đây, chúng ta có thể sẽ còn phải đối mặt với khó khăn lớn hơn gấp nhiều lần, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, kiên quyết hơn nữa".

Trong cuộc chiến phòng, chống dịch ở vào thời điểm vô cùng quan trọng này, một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân, cũng như cuộc sống hằng ngày của đồng bào ta.

Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, Tổng bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi người dân, chiến sĩ cả nước và đồng bào ở nước ngoài "hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog phòng, chống dịch bệnh".

Cũng trong lời kêu gọi, Tổng bí thư, Chủ tịch nước cho biết Việt Nam bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông sâu sắc và đang hết sức cố gắng, nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, nhất là các nước bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch.

"Tôi cho rằng, trong tình hình hiện nay, sự đoàn kết và phối hợp hành động toàn cầu là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho chiến thắng cuối cùng của thế giới trước đại dịch này", ông viết.

Tính đến 18h chiều nay, Việt Nam ghi nhận 203 ca bệnh, trong đó 55 người đã khỏi bệnh, số còn lại đang được điều trị tại cơ sở y tế, đa số sức khỏe ổn định.

9 dấu hiệu “tố cáo” cơ thể đang thiếu ngủ nghiêm trọng, cần sửa đổi ngay nếu không sẽ phát triển thành bệnh

Bạn đã bao giờ thức dậy mà vẫn cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ tới 9 – 10 tiếng chưa? Đây là dấu hiệu rõ nét nhất mà cơ thể phản ánh rằng bạn đã không ngủ đủ và không ngon giấc. Nếu tình trạng này cứ tái diễn, nó sẽ là "mầm mống" của vô vàn chứng bệnh mãn tính như suy giảm trí nhớ, nhanh lão hóa , trầm cảm hay các bệnh tim mạch…

9 dấu hiệu “tố cáo” cơ thể đang thiếu ngủ nghiêm trọng, cần sửa đổi ngay nếu không sẽ phát triển thành bệnh - Ảnh 1.

Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn là tác nhân làm da nhanh lão hóa đấy nhé chị em.

Hầu hết người trưởng thành cần ngủ khoảng 7 – 8 tiếng mỗi đêm để duy trì sức khỏe, ở trẻ em thì cần ngủ nhiều hơn. Theo bà Adrea Donsky – chuyên gia về sức khỏe dinh dưỡng và là người sáng lập trang web NataturalSavvy.com , khi cơ thể bị thiếu ngủ thì nó sẽ "lên tiếng" cảnh báo thông qua 9 dấu hiệu rõ nét này:

1. Lúc nào cũng thấy đói bụng

Bộ não luôn cần năng lượng để hoạt động trơn tru, phần lớn chúng đều được tạo ra trong lúc bạn ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn không ngủ đủ giấc thì não buộc lòng phải hấp thu năng lượng ở nguồn khác, mà cụ thể ở đây là từ thực phẩm.

Ngoài ra, những người thiếu ngủ thường có vấn đề về hormone. Cụ thể là, cơ thể sẽ hay sản sinh ra hormone đói ghrelin khiến họ luôn cảm thấy thèm ăn một số loại thực phẩm nhất định. Vậy nên càng thiếu ngủ chừng nào thì cơ thể sẽ càng đói, nhìn ở đâu cũng thèm ăn uống.

2. Tăng cân trong một khoảng thời gian ngắn

Như đã đề cập ở trên, việc thiếu ngủ sẽ làm bạn lúc nào cũng thấy đói bụng và buộc phải kiếm gì đó ăn. Từ đó sẽ khiến cơ thể tăng cân chóng mặt chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra, những người thiếu ngủ thường có xu hướng không khôn ngoan khi lựa chọn thực phẩm, bởi họ sẽ hay chọn đồ ăn vặt hay đồ nhiều dầu mỡ hơn.

9 dấu hiệu “tố cáo” cơ thể đang thiếu ngủ nghiêm trọng, cần sửa đổi ngay nếu không sẽ phát triển thành bệnh - Ảnh 2.

3. Suy nghĩ không được rõ ràng và thấu đáo

Ngủ không đủ giấc có tác động tiêu cực đến khả năng đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và phản ứng nhanh với các tình huống hàng ngày. Trong một nghiên cứu trên khoảng 50 thanh niên, những người bị thiếu ngủ đã giảm 2,4% trong bài kiểm tra độ chính xác khi phản ứng với các tình huống, trong khi những người ngủ đủ giấc đã cải thiện độ chính xác hơn 4,3% so với bình thường.

4. Hay thấy lúng túng và cáu kỉnh

Nếu những người xung quanh thường cảm thấy không vui hay thất vọng về thái độ của bạn, cần xem xét đến việc bạn đang bị mất ngủ. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng, điều này đúng ở cả mọi lứa tuổi mà nhất là thanh thiếu niên.

Theo một nghiên cứu y học vào tháng 8/2015 về giấc ngủ báo cáo rằng, những thanh thiếu niên khỏe mạnh mất ngủ thường xuyên sẽ có xu hướng trầm cảm , giận dữ, lo lắng, bối rối, mệt mỏi đáng kể so với những người ngủ đủ giấc. Đặc biệt là nữ giới bởi họ nhạy cảm hơn nam giới.

5. Bạn có những quyết định sai lầm và nhiều rủi ro hơn

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có xu hướng đưa ra những quyết định sai lầm và nhiều rủi ro hơn nếu họ bị thiếu ngủ. Bởi lúc này, vỏ não trước trán sẽ bị tổn thương do không ngủ đủ, dẫn đến việc bản thân có xu hướng chấp nhận rủi ro và bất cẩn hơn trong việc đưa ra quyết định.

6. Trí nhớ ngày càng giảm sút

Gần như đây là một dấu hiệu rõ nét nhất để phản ánh cho tình trạng thiếu ngủ của nhiều người. Cụ thể, thiếu ngủ khiến bạn khó suy nghĩ rõ ràng hơn và sự tập trung cũng sụt giảm đi trông thấy.

9 dấu hiệu “tố cáo” cơ thể đang thiếu ngủ nghiêm trọng, cần sửa đổi ngay nếu không sẽ phát triển thành bệnh - Ảnh 3.

Tình trạng suy giảm trí nhớ nếu cứ tiếp diễn sẽ tạo cơ hội cho bệnh Alzheimer nguy hiểm tấn công.

Trong một nghiên cứu trên 50 thanh niên khỏe mạnh, họ được giao nhiệm vụ ghi nhớ trước và sau 24 giờ bị thiếu ngủ. Kết quả cho thấy, những người thiếu ngủ sẽ khiến não bị ảnh hưởng mạnh đến trí nhớ , cũng như khả năng ghi nhớ việc thực hiện một hành động vốn đã dự định sẽ làm.

7. Cảm xúc thất thường

Một nghiên cứu của Đại học California (UC) đã báo cáo rằng, thiếu ngủ có thể khiến việc kiểm soát cảm xúc của bạn trở nên khó khăn hơn. Bởi lúc này, thiếu ngủ sẽ làm não bị tổn thương ở khu vực điều chỉnh cảm xúc. Do vậy, bạn sẽ thường xuyên thấy bản thân hay cười, khóc, tức giận, lo lắng liên tục chỉ trong vài phút.

Matthew Walker - giám đốc Phòng thí nghiệm về giấc ngủ và thần kinh của UC Berkeley cho biết, nếu không được ngủ thì não sẽ dần quay trở lại cách làm việc như thời nguyên thủy. Nói cách khác, bạn sẽ dần bị mất đi khả năng kiểm soát lẫn việc biểu lộ cảm xúc nếu không ngủ đủ.

8. Bạn dễ bị ốm vặt hơn

9 dấu hiệu “tố cáo” cơ thể đang thiếu ngủ nghiêm trọng, cần sửa đổi ngay nếu không sẽ phát triển thành bệnh - Ảnh 4.

Hay cảm cúm và ốm vặt có liên quan trực tiếp đến giấc ngủ của bạn đấy.

Theo một nghiên cứu trên 153 người trưởng thành trong 14 ngày liên tục, các nhà khoa học nhận thấy những người ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày có khả năng bị cảm lạnh cao gấp 3 so với người ngủ 8 tiếng trở lên. Bởi khi ngủ, hệ miễn dịch của cơ thể mới được "bảo dưỡng" và hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, lúc ngủ cơ thể sẽ tạo ra chất cytokine có tác dụng chống viêm và kháng các loại vi khuẩn gây bệnh.

9. Hay ngủ gật

Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, ngủ gật là bằng chứng rõ nhất phản ánh cơ thể đang thèm ngủ tới mức nào. Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 4.2% người trưởng thành thừa nhận họ đã ngủ gật khi lái xe trong vòng 30 ngày qua. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì không biết rằng, nó còn gây hậu quả đến nhường nào. Chính vì vậy, hãy ngủ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đủ giấc để bảo vệ cho bản thân và gia đình bạn nhé.

Theo Theepochtimes

Khách sạn 5 sao thời Covid-19: Giao hàng tận nơi dù chỉ 1 tô phở, đầu bếp phục vụ tại nhà

Khách sạn 5 sao thời Covid-19: Giao hàng tận nơi dù chỉ 1 tô phở, đầu bếp phục vụ tại nhà - Ảnh 1.

Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho người dân hạn chế đi lại và tiếp xúc đông người. Hầu hết các nhà hàng, quán Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ăn đã chuyển sang bán hàng online, ship hàng thay cho việc bán tại chỗ. Trong hoàn cảnh khách hàng "án binh bất động", các khách sạn 5 sao - vốn là nơi cung cấp dịch vụ cao cấp - cũng đã thay đổi cách thức vận hành.

Là hoạt động từng được Rex Hotel (tại quận 1, TP HCM) triển khai để hỗ trợ các khách hàng thân quen trước đây, nhưng nhiều ngày nay, khi dịch Covid-19 khiến lượng khách quốc tế và nội địa sụt giảm nghiêm trọng, dịch vụ nhận chuyển món ăn đến tận nhà cho khách hàng tại trung tâm thành phố trở thành một trong những hoạt động được khách sạn 5 sao này triển khai mạnh mẽ để giữ chân khách.

Tại đây, mỗi ngày, các nhân viên của bộ phận ẩm thực của khách sạn sẽ trao đổi và nhận đơn hàng của khách. Không chỉ bữa sáng với các món ăn như phở, bún… mà thực đơn bữa trưa hay tiệc nhẹ cũng được Rex đảm nhiệm.

Đại diện khách sạn cho biết, đối với những khách hàng thân quen, hệ thống dữ liệu của Rex biết rõ khách thích ăn gì, thói quen phục vụ và giờ giấc ra sao nên khá tiện lợi trong việc kết nối và giới thiệu, nhận đặt hàng.

Đối với khách lạ hơn, nhân viên bộ phận ẩm thực sẽ chịu trách nhiệm giới thiệu thật tỉ mỉ về món, mức giá cũng như thống nhất cách thức, thời gian giao nhận món hàng.

"Dù chỉ là một tô phở hay chỉ những món ăn đơn giản thì chúng tôi cũng vẫn sẽ nhận và giao tận nơi cho khách. Nguyên tắc là không "say no", bởi chúng tôi biết, sự kết nối với khách hàng là điều vô cùng quan trọng, để sau khi dịch bệnh đi qua, mọi người vẫn nhớ đến Rex Hotel với sự chu đáo, sẵn sàng phục vụ. Rex từ đó có bước đệm tốt để phục hồi hoạt động.

Điều khích lệ là số lượng đặt hàng trong tuần qua tuy không quá nhiều nhưng đang tăng dần", đại diện khách sạn chia sẻ.

Rex cho hay, hiện tại, công việc giao đồ ăn tận nơi do chính nhân viên khách sạn đảm nhiệm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cẩn trọng khi giao nhận và tiếp thu phản hồi của khách, tiếp tục cải thiện dịch vụ tốt hơn.

"Các nhân viên rất nhiệt tình, khi công việc hàng ngày đỡ bận hơn thì họ sẵn sàng đảm nhiệm việc đưa hàng", đại diện Rex chia sẻ.

Khách sạn 5 sao thời Covid-19: Giao hàng tận nơi dù chỉ 1 tô phở, đầu bếp phục vụ tại nhà - Ảnh 2.

Nhân viên khách sạn tuân thủ các hướng dẫn về phòng chống dịch Covid-19.

Khách sạn 5 sao thời Covid-19: Giao hàng tận nơi dù chỉ 1 tô phở, đầu bếp phục vụ tại nhà - Ảnh 3.

Các đồ dùng thường xuyên có tiếp xúc như micro, tay nắm cửa.. đều được chú ý khử khuẩn, bọc vỏ sử dụng 1 lần.

Khách sạn 5 sao thời Covid-19: Giao hàng tận nơi dù chỉ 1 tô phở, đầu bếp phục vụ tại nhà - Ảnh 4.

Khử khuẩn thẻ phòng thường xuyên là cách để khách sạn ngăn ngừa dịch bệnh, giúp bảo vệ sức khỏe nhân viên và khách hàng.

Bên cạnh cải thiện các dịch vụ trong mùa dịch, Rex Hotel cũng ứng biến và thay đổi nhiều phương thức vận hành để vượt "bão" Covid-19. Nhóm nhân viên văn phòng sẽ làm việc theo nhóm, luân phiên thay đổi mỗi nhóm có 1 người đến văn phòng làm việc.

Toàn bộ nhân viên của Rex bắt buộc phải đeo khẩu trang khi làm việc, luôn chú ý rửa tay và tuân thủ các yêu cầu về giãn cách của Bộ y tế.

"Khóa của từng phòng lưu trú luôn được sát khuẩn cẩn thận mỗi khi nhận hoặc bàn giao cho khách. Toàn bộ phòng ngủ được khử khuẩn thường xuyên. Riêng micro trong phòng họp được bọc bằng vải bọc chuyên dụng, chỉ sử dụng 1 lần.

Thay vì sắp xếp 1 bàn ăn gồm có 10 người thì Rex giảm xuống chỉ còn 6 người. Chúng tôi cũng chia đồ ăn ra từng đĩa và bát nhỏ để mọi người không dùng chung vật dụng, đồ ăn", đại diện Rex cho biết.

Ngoài ra, các khu vực chung như nhà hàng, bar hay cà phê tại khách sạn cũng khuyến khích khách chỉ ngồi tối đa 20 người/lượt. Thậm chí, Rex yêu cầu khách di chuyển sang khu vực cà phê ngoài trời, không sử dụng phòng máy lạnh khi phục vụ.

Một khách sạn 5 sao khác là Park Hyatt Saigon có chương trình gửi đầu bếp đến nhà để chế biến, phục vụ món bò Wellington theo phong cách của Park Hyatt Saigon. Dịch vụ này có giá 4,1 triệu đồng cho 6 người, chưa gồm 10% thuế giá trị gia tăng và dịch vụ đầu bếp là 1 triệu đồng.

Khách hàng sẽ được đầu bếp 5 sao chế biến, phục vụ và hướng dẫn cách ăn đúng điệu nhất, đi kèm với món ăn phụ.

Thậm chí, khách sạn này cũng cử cả Bartender chuyên nghiệp đến tận nhà với giá 1 triệu đồng/giờ/bartender cùng lựa chọn thực đơn thức uống độc quyền và món ăn nhẹ.

Park Hyatt Saigon cũng nhận giao hàng tận nhà hoàn toàn miễn phí cho những món ăn từ nhà hàng Opera.

Trong đại dịch, khi không có khách lưu trú mà số lượng người cách ly ngày càng lớn, nhiều khách sạn đã chọn phương án phục vụ cách ly có tính phí.

Nhiều resort, khách sạn từ 3-5 sao ở các khu du lịch, các thành phố đã trở thành địa điểm cách ly tập trung có trả phí. Số tiền mà người cách ly phải trả sau 14 ngày nằm trong khoảng từ 5-12 triệu đồng, do khách sạn giảm giá hoặc miễn phí tiền phòng, chỉ tính tiền cho các dịch vụ khác.