Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Chiếm tài khoản Facebook để mạo danh vay tiền

Đây là lần thứ hai trong vòng hai ngày tài khoản Facebook của chị Trần Thị Thu Phương, cán bộ quản lý tại một công ty truyền thông, bị kẻ xấu chiếm quyền sử dụng. Song rất may chỉ sau gần một giờ, Phương đã lấy lại được tài khoản.

Sự cố bắt đầu vào trưa 26/2 khi Phương nhận được tin nhắn messenger từ một người bạn nhờ vào bình chọn cho cháu gái tham dự cuộc thi giọng hát dành cho trẻ em. Phương truy cập vào đường link đính kèm, làm theo chỉ dẫn trong đó có việc điền tên đăng nhập, mật khẩu Facebook trước khi vào bình chọn. Một phút sau, Phương mất quyền sử dụng tài khoản Facebook của mình.

Hacker nhắn tin cho nhiều bạn bè trên Facebook của chị Phương để vay tiền, chuyển vào tài khoản Do Van Tung mở tại ngân hàng ACB. Nhiều người khi nhận được tin nhắn đã gọi điện thoại lại cho Phương để hỏi cụ thể vì bất ngờ, lần đầu tiên nhận được đề nghị vay tiền. Song một cô bạn do nghĩ Phương cần gấp đã chuyển ngay mà không chút nghi ngờ.

Sau vài giờ lấy lại được tài khoản khi nhờ chuyên gia can thiệp, chị Phương phát hiện bị kẻ xấu đổi hết thông tin cá nhân đã đăng ký như email, số điện thoại. Đã sử dụng lại tài khoản bình thường song chỉ hai ngày sau, chị lại bị mất lần thứ hai, nghi do đã không cài đặt xác thực mật khẩu hai lớp.

Phương đoán những kẻ "tấn công" có chủ đích khi nhằm vào chị. Ngôn từ thể hiện trong các tin nhắn trao đổi được các nạn nhân đánh giá phiên dịch là "giống y hệt" nên không ai có thể ngờ. "Tôi rất buồn khi bị lợi dụng uy tín để lừa vay tiền. Mấy ngày nay, tôi mất nhiều thời gian giải thích cho hàng trăm bạn bè trên Facebook về sự cố này", Phương nói.

Không chỉ chiếm đoạt tiền, hacker còn gửi đường link bình chọn chứa mã độc tới một số bạn bè của Phương. Khi nhận được tin nhắn từ Facebook Phương hôm 26/2, chị Trang chút không nghi ngờ, mở ngay đường link để tham gia bầu chọn và cũng bị mất quyền sử dụng tài khoản Facebook. Qua lịch sử tin nhắn trước đó, hacker đã mạo danh Trang để trò chuyện với một số người bạn, trong đó có việc vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại và cả đòi nợ.

Khi nhận được tin nhắn với nội dung "em trả tiền hàng luôn qua tài khoản này cho chị với", một người bạn của chị Trang đã chuyển 60 triệu đồng. Khi biết bị lừa, người này ra ngân hàng vừa chuyển tiền đến để nhờ can thiệp thì được biết sau khi nhận được tiền, chủ tài khoản đã chuyển hết tiền đi. Tổng cộng 6 người bạn của Trang đã bị lừa chuyển 154 triệu đồng.

Giao diện lừa đảo mà hacker tạo ra để chiếm tài khoản mạng xã hội.

Giao diện lừa đảo hacker tạo ra để chiếm tài khoản của chị Phương.

Hiện tượng đánh cắp tài khoản Facebook để lừa tiền diễn ra thường xuyên. Hôm qua, ngày 28/2, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) bắt ba thanh niên quê Quảng Trị đã chiếm quyền điều khiển các tài khoản Facebook của trang cộng đồng người Việt tại Nhật Bản, Singapore bằng cách dò mật khẩu hoặc lập Facebook giả mạo có giao diện giống.

Lấy được thông tin cá nhân, lịch sử trò chuyện của từng chủ tài khoản, những thanh niên giỏi công nghệ thông tin này đã mạo danh gửi tin nhắn cho người thân của họ tại Việt Nam để vay tiền, nhờ mua đồ, mua thẻ điện thoại hoặc gửi tiền sang để đóng học phí... Trong tháng 2, ba nghi phạm đã lừa đảo hàng trăm người với gần 4 tỷ đồng.

Ba nghi phạm mới bị bắt ở Thanh Hoá.

Ba nghi phạm bị Công an Thanh Hóa bắt.

Bộ Công an cảnh báo chủ tài khoản Facebook chỉ nên đăng nhập tài khoản trên website chính thức của Facebook. Người dùng nên cài đặt mật khẩu có yếu tố bảo mật cao và hạn chế sử dụng các thông tin như họ tên, biệt danh, ngày tháng năm sinh để cài đặt mật khẩu; luôn cài đặt mã xác thực hai yếu tố qua điện thoại hoặc hòm thư điện tử tin cậy...

Khi nhận được tin nhắn vay tiền, mua thẻ điện thoại..., bạn cần gọi điện thoại trực tiếp cho chủ tài khoản Facebook để xác minh.

Nhà chức trách cảnh báo, người dùng không nên để công khai số điện thoại, email, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân dùng để đăng ký Facebook; cẩn trọng khi đăng nhập Facebook từ một ứng dụng, "cửa sổ" nào đó mà không phải trình duyệt tin cậy. Bạn đặc biệt cảnh giác với các đường link mà khi mở yêu cầu nhập mật khẩu.

Phạm Dự - Bảo Hà

Bộ Y tế yêu cầu cách ly nghiêm túc người về từ vùng dịch

Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, có xu hướng lây lan nhanh, rộng trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Tính đến ngày 29/2, thế giới đã ghi nhận hơn 85.000 ca tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2.920 trường hợp tử vong.

Một số quốc gia có số mắc cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy và Iran. Do đó, nguy cơ cao dịch bệnh Covid-19 sẽ tiếp tục xâm nhập vào nước ta và có thể ghi nhận trường hợp mắc mới trong thời gian tới.

Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc cách ly y tế đối với người nhập cảnh về từ các vùng dịch. Cụ thể, tất cả người nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy, Iran) phải thực hiện việc khai báo y tế và kiểm dịch y tế tại cửa khẩu. Những người có dấu hiệu sốt, ho, khó thở được chuyển ngay tới các cơ sở y tế để cách ly và thực hiện xét nghiệm.

Tại các cơ sở cách ly tập trung, căn cứ tờ khai y tế và các biện pháp nghiệp vụ tiến hành phỏng vấn để xác minh trường hợp, áp dụng các hình thức cách ly cho phù hợp.

Việc xác định địa chỉ lưu phiên dịch trú tại quốc gia đang có dịch của người nhập cảnh vào Việt Nam phải được gia đình, đối tác làm việc tại Việt Nam xác định và cam kết khi về địa phương, nơi làm việc phải được tiếp tục theo dõi sức khỏe.

752 người từ Hàn Quốc, Trung Quốc về nước được cách ly tại Trường quân sự, Bộ Tư lệnh thủ đô, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: Võ Hải.

752 người từ Hàn Quốc, Trung Quốc về nước được cách ly tại Trường quân sự, Bộ Tư lệnh thủ đô, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: Võ Hải.

Theo Bộ Y tế, xác định trường hợp nhập cảnh từ quốc gia đang có dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy, Iran) để áp dụng các hình thức cách ly cụ thể. Các trường hợp đến, đi qua vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với người có biểu hiện (sốt, ho, khó thở), phải cách ly tập trung.

Người đến, đi qua các khu vực không thuộc các vùng dịch, sẽ cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Đối với tổ bay, các hãng vận chuyển hàng không áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân và tự theo dõi sức khỏe tại nơi làm việc hoặc nơi lưu trú. Nếu có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đến ngay các cơ sở y tế để cách ly, khám, xét nghiệm theo quy định.

Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích chính thức (sử dụng hộ chiếu ngoại giao, công vụ), cũng phải được giám sát, kiểm tra sức khỏe và cách ly theo hướng dẫn.

Sau khi sàng lọc, những trường hợp không phải cách ly tập trung thì Sở Y tế nơi tổ chức cách ly, lập danh sách và gửi văn bản đến các địa phương người phải cách ly trú để giám sát cách ly tại nhà, nơi lưu trú đủ 14 ngày.

Tại Việt Nam, tính đến ngày 29/2 ghi nhận 16 trường hợp mắc, đều đã khỏi. 16 ngày nay không ghi nhận trường hợp mắc mới. Số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly là 81 (trong đó có 51 trường hợp mới trong ngày, 30 trường hợp cũ tiếp tục theo dõi. Tổng số người có tiếp xúc gần và đi về từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe là 6.009.

Lê Nga

Bài tập động từ bất quy tắc

Giáo hoàng huỷ các sự kiện chính ba ngày liên tiếp

Văn phòng báo chí Vatican cho biết Giáo hoàng tiếp tục làm việc tại Santa Marta và hôm nay vẫn tiếp đón các khách mời riêng, bao gồm người đứng đầu văn phòng giám mục của Toà thánh Vatican, đại sứ của Giáo hoàng tại Lebanon và Pháp cùng một tổng giám mục Ukraine.

Giáo hoàng đã huỷ hai sự kiện chính được lên kế hoạch, trong đó bao gồm một buổi lễ tại Điện Tông Tòa. Giáo hoàng Francis trước đó dự kiến có bài phát biểu và tiếp đón nhiều tín đồ tại đây.

Giáo hoàng Francis hắt hơi trong buổi Thánh lễ hôm 26/2. Ảnh: Reuters.

Giáo hoàng Francis hắt hơi trong buổi Thánh lễ hôm 26/2. Ảnh: Reuters.

Matteo Bruni, người đứng đầu trung tâm báo chí Vatican, hôm qua thông báo Giáo hoàng Francis đã hủy các lịch trình chính thức và tiếp tục làm việc tại nhà do bị "ốm nhẹ". Bruni cho biết Giáo hoàng vẫn cử hành Thánh lễ buổi sáng như thường lệ và dự thêm cuộc họp tại Saint Martha, nhưng hủy lịch trình khác trong ngày.

Toà thánh Vatican thông báo Giáo hoàng bị ốm nhẹ từ hôm 27/2, khiến ông không thể đến gặp các giáo sĩ Rome và cử hành Thánh lễ sám hối khi bắt đầu Mùa Chay tại thánh đường St John Lateran theo kế hoạch ban đầu.

Giáo hoàng đã bị ho và hắt hơi trong buổi Thánh lễ trước đó một ngày. Tình trạng sức khỏe của ông được thông báo trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng ở Italy, khiến hơn 800 người nhiễm bệnh và 21 người tử vong. Rome báo cáo ba trường hợp nhiễm nCoV nhưng đều đã hồi phục.

Giáo hoàng Francis, 83 tuổi, từng bị cắt một bên phổi và mắc chứng đau thần kinh tọa. Ông rất hiếm khi hủy các lịch trình dù bận rộn.

Ngọc phiên dịch Ánh (Theo NYTimes )

Hoàng Thùy Linh ôn kỷ niệm thuở mới vào nghề

Là khách mời trong chương trình Music Home , phát sóng tối 28/2, Hoàng Thùy Linh trình diễn nhiều bản hit xuyên suốt sự nghiệp, đồng thời ôn kỷ niệm với một số đồng nghiệp. Cô lựa chọn nhiều thể loại nhạc ở phần đầu, từ Dance-Pop ( Nhịp đập giấc mơ, sáng tác: Lưu Thiên Hương), Ballad ( Cho nhau lối đi riêng , sáng tác: Đông Nhi) đến Chill-out ( Rơi, sáng tác: Hồ Hoài Anh).

Ca sĩ kể những năm 2010, Đông Nhi có nhiều bản hit tự viết. Hoàng Thùy Linh từng nói với bạn: "Nhi ơi, ước gì Nhi tặng Linh một bài". Không lâu sau, Đông Nhi tặng cô ca khúc Cho nhau lối đi riêng. Nhạc phẩm nằm trong album đầu tay mang tên Hoàng Thùy Linh , ra mắt năm 2010.

Nhịp đập giấc mơ đánh dấu lần đầu Hoàng Thùy Linh hợp tác với Lưu Thiên Hương, năm 2010. Khi đó, cô mới quen nhạc sĩ qua ca sĩ Lưu Hương Giang. Bài hát mang giai điệu sôi động, giúp định hình hình ảnh Hoàng Thùy Linh gợi cảm lúc bấy giờ. Rơi ra đời năm 2013, là lần đầu cô thử sức với Chill-out (thể loại có tiết tấu chậm, êm dịu, mang đến cho người nghe cảm giác thư giãn). Qua bản phối mới của nhạc sĩ Anh Quân, Huy Tuấn, các ca khúc trở nên mới mẻ với tiết tấu nhanh, nhịp dồn dập. Giọng hát của Hoàng Thùy Linh biến hóa từ tình cảm, êm dịu đến mạnh mẽ.

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh. Ảnh: Truyền hình FPT.

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh mặc trang phục cảm hứng dân gian tham gia chương trình. Ảnh: Truyền hình FPT.

Hoàng Thùy Linh dành thời gian kể về ca khúc Bánh trôi nước , ra đời năm 2016, khi cô tham gia chương trình Hoà âm ánh sáng: "Lúc đó, trước đêm thi chủ đề World Music, tôi nảy ra ý tưởng muốn phổ nhạc bài thơ của Hồ Xuân Hương và được nhạc sĩ Hồ Hoài Anh ủng hộ. Êkíp dành ba ngày để hoàn thiện phần nhạc, Tripple D hoà âm trong hai ngày. Chúng tôi dàn dựng phần múa trong một ngày cuối cùng để kịp trình diễn". Ca sĩ thấy may mắn vì Bánh trôi nước giúp cô chiến thắng chương trình, đồng thời có thêm ý tưởng theo đuổi dòng nhạc hiện đại lấy chất liệu dân gian. Bài hát là tiền đề của album Hoàng ra mắt cuối năm ngoái.

Cuối đêm nhạc, ca sĩ thể hiện hai bản hit mới trong album Hoàng - Duyên âm Để Mị nói cho mà nghe . Cô hát cùng dàn bè thiếu nhi để hồi tưởng tuổi thơ được bố mẹ tạo điều kiện cho theo đuổi âm nhạc. Để Mị nói cho mà nghe được khoác chiếc áo mới khi nhạc sĩ Anh Quân, Huy Tuấn sử dụng nhiều nhạc cụ như saxophone, keyboard... chơi bản nhạc âm hưởng dân gian đương đại.

Hoàng Thuỳ Linh hát 'Để Mị nói cho mà nghe'
 
 
Hoàng Thuỳ Linh hát 'Để Mị nói cho mà nghe'

Hoàng Thuỳ Linh hát "Để Mị nói cho mà nghe". Video: Truyền hình FPT.

Nhạc sĩ Huy Tuấn - giám đốc âm nhạc của Music Home - nhận xét Hoàng Thùy Linh có thế mạnh là sự giao thoa, biến hóa giữa nhiều dòng nhạc. Êkíp muốn tôn lên giọng hát lôi cuốn của cô qua các bản phối tươi sáng nhưng vẫn giàu chất trữ tình. Cô được nhiều khán giả khen hát live tốt dưới phần bình luận của chương trình.

Music Home phát sóng theo tháng do Truyền hình FPT sản xuất, ban nhạc Anh Em của nhạc sĩ Anh Quân, Huy Tuấn phụ trách nghệ thuật. Mỗi số giới thiệu một giọng hát do nhà sản xuất chọn, phiên dịch giới thiệu đến khán giả cái nhìn khái quát về sự nghiệp cũng như tài năng của ca sĩ. Chương trình diễn ra trong không gian nhỏ - phòng thu Young Hit Young Beat ở Hà Nội, gồm ban nhạc và 20 khách mời, được thu, phát trực tiếp qua mạng xã hội. Năm ngoái, 14 số phát sóng thu hút hơn 25 triệu lượt xem. Thu Minh, Nguyên Thảo, Phan Mạnh Quỳnh... từng là khách mời của chương trình.

Hà Thu

Một người Việt tại Hàn Quốc nhiễm nCoV

phiên dịch

Theo TTXVN , Cơ quan Quản lý và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đã gửi thông tin bệnh nhân này đến Bộ Y tế Việt Nam,

Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, các cơ quan và địa phương liên quan đề nghị tạo mọi điều kiện thuận lợi và tích cực điều trị cho công dân Việt Nam bị nhiễm bệnh.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha hôm qua cho biết chính phủ nước này đang nỗ lực đối phó, khoanh vùng dịch Covid-19 và sẽ " hỗ trợ y tế miễn phí theo tiêu chuẩn WHO đối với công dân Việt Nam tại Hàn Quốc.

Nhân viên y tế di chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm nCoV tại bệnh viện Daenam ở huyện Cheongdo, gần thành phố Daegi, Hàn Quốc, hôm 21/2. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế di chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm nCoV tại bệnh viện Daenam ở huyện Cheongdo, gần thành phố Daegu, Hàn Quốc, hôm 21/2. Ảnh: AFP.

Hàn Quốc hiện là ổ dịch lớn thứ hai thế giới, với hơn 3.000 ca nhiễm và 17 trường hợp tử vong, tập trung chủ yếu ở thành phố Daegu và quận Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang gần đó.

Khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc. Riêng tại thành phố Daegu là 8.285 người, tại tỉnh Bắc Gyeongsang là 18.502 người, trong đó có 333 người tại quận Cheongdo.

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao ngày 21/2 khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch Covid-19 hoặc có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch. Công dân Việt Nam đang có mặt tại Hàn Quốc được đề nghị thường xuyên theo dõi và tuân thủ hướng dẫn từ cơ quan chức năng sở tại để phòng tránh dịch.

Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 60 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019, khiến hơn 85.000 người nhiễm và gần 3.000 người tử vong.

Ngọc Ánh

'Vaccine' nào cứu doanh nghiệp khỏi dịch Covid-19

Dịch Covid-19 đang khiến các doanh nghiệp nội địa lao đao, từ khối dịch vụ, thương mại tới sản xuất. Kết quả khảo sát vừa hoàn thành của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, điện tử, ôtô hay dệt may... chỉ còn đủ nguyên liệu sản xuất trong tháng 3 hoặc sang đầu tháng 4.

"Họ sẽ khó có khả năng cầm cự nếu tình hình không sáng sủa hơn vì trữ nguyên liệu cho sản xuất chỉ đủ dùng vài ba tuần tới", ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lo lắng.

Ngoài thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất khách, đơn hàng. Họ cũng khó có khả năng giữ những công đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu đã dày công xây dựng trong hàng thập kỷ.

"Trong ngắn hạn cần có biện pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp. Các ngân hàng nên cơ cấu lại khoản vay, giãn thời gian trả nợ vay; hay miễn, giãn, giảm thuế cho các doanh nghiệp ở giai đoạn khó khăn về tài chính", Chủ tịch VCCI nói.

Thậm chí ông Lộc còn đề xuất Chính phủ lập một tổ công tác đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, với nhiệm vụ trọng tâm là xử lý dứt điểm 25 điểm chồng chép trong pháp luật kinh doanh, đầu tư; đơn giản hoá ít nhất 20% điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong kiểm tra chuyên ngành.

Công nhân một công ty may tại Thái Nguyên đang cắt vải tạo mẫu, ngày 7/2. Ảnh: Ngọc Thành

Công nhân một công ty may tại Thái Nguyên đang cắt vải tạo mẫu, ngày 7/2. Ảnh: Ngọc Thành

Đồng ý cần có ngay giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trước "cơn bão" Covid-19, tại cuộc họp giữa tuần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách giãn, hoãn tiền thuế, chậm nộp như thế nào để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chia sẻ với VnExpress , Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết cơ quan này đang rà lại các văn bản, quy định để trên cơ sở đó đưa ra đề xuất với Chính phủ các mức miễn, giảm thuế cụ thể với các đối tượng doanh nghiệp. Dự kiến khoảng 2 tuần nữa những đề xuất cụ thể sẽ được trình Chính phủ.

Nhiều Bộ, ngành khác cũng đã có phương án chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp . Trước thực tế thiếu nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp dệt may, da giày, điện tử..., Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh "lệnh" cho các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tìm kiếm, cung cấp danh sách các nhà phân phối, sản xuất xuất khẩu nguyên phụ liệu và hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối với nhà cung cấp nước ngoài.

Bộ này cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính rà soát các loại thuế, phí, giảm giá BOT, phí cầu đường, phí lưu giữ phương tiện, thuế nhiên liệu bay... với các doanh nghiệp vận tải, để tháo nút thắt cho thương mại biên giới với Trung Quốc. Các hãng tàu, hãng vận tải cũng được đề nghị giảm giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá, phí dịch vụ tại cảng cho các doanh nghiệp sản xuất, logistic.

Còn ở góc độ tiền tệ, đầu tuần này loạt ngân hàng thương mại đã lần lượt tung ra gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại do Covid-19. Đây là động thái sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu các ngân hàng thương mại xem xét khoanh nợ, miễn, giãn thời gian trả nợ, cơ cấu lại nợ vay cho các doanh nghiệp đến hết 31/3.

Nhưng khó khăn của doanh nghiệp lúc này, là thị trường, chứ không phải vốn hay thuế, theo ông Lê Xuân Nghĩa – thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia. Ông cho rằng, chính sách tín dụng thời điểm này là cần hỗ trợ cơ cấu lại nợ "đúng địa chỉ", tránh quá đà, mất kiểm soát.

Không cho rằng một gói kích cầu lúc này sẽ là "liều thuốc tránh cho nền kinh tế suy giảm", Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói, "lòng tin chính là động lực, là vaccine giúp ngăn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay".

"Người dân có lòng tin họ sẽ tiếp tục tiêu dùng, không thắt chặt hầu bao, từ đó duy trì được sức mua của thị trường nội địa, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn. Doanh nghiệp tin họ sẽ tìm cách mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thị trường mới", ông nhận xét.

Ông Trần Đình Thiên nói, hỗ trợ doanh nghiệp không phải Chính phủ bơm ra bao nhiêu tiền cứu họ, mà cởi bỏ được nút thắt, điễm nghẽn nào trong cơ cấu kinh tế, quản lý doanh nghiệp. Miễn, giảm thuế hay cơ cấu lại nợ vay cho doanh nghiệp là cần thiết, nhưng chỉ có ý nghĩa tức thời, không thể giải toả hết khó khăn. Về phía doanh nghiệp, nếu chỉ trông chờ vào gói hỗ trợ từ Chính phủ lúc này như "chỗ dựa duy nhất thì không nên".

"Bất kỳ sự hỗ trợ nào cũng chỉ là trợ lực bên ngoài, doanh nghiệp phải có lòng tin vượt qua và vượt lên khó khăn và nhiệm vụ của Chính phủ lúc này là chống dịch hiệu quả để gây dựng lại lòng tin đó", ông Thiên nhấn mạnh.

Nhiều đề xuất hỗ trợ cũng được đưa ra gần đây, thậm chí có ý kiến còn cho rằng Việt Nam cần một gói kích cầu kinh tế, giống các nước đang làm và coi đây là vaccine chống suy giảm kinh tế. Nhưng "vẫn còn quá sớm nói tới một gói kích cầu lúc này", Tiến sĩ Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nói với VnExpress .

Theo ông Thành, trong những trường hợp này chính sách tài khoá nên được ưu tiên hơn là tiền tệ. "Cái doanh nghiệp cần, thực ra lúc nào cũng cần là thị phiên dịch trường. Chính phủ nên xem xét sử dụng công cụ thuế và đầu tư công nhằm hỗ trợ tổng cầu", ông nói.

Đồng tình, Tiến sĩ Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV coi nhiệm vụ ưu tiên số 1 hiện nay là "phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả". Các gói chính sách kinh tế hướng đến hỗ trợ ổn định, khắc phục khó khăn, vượt qua cú sốc về cả phía cung và cầu, cũng như chuẩn bị tốt nhất để tạo đà phục hồi mạnh ngay sau khi dịch bệnh kết thúc.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là dự án lớn, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đã được phê duyệt theo kế hoạch. "TP HCM, Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ rà soát, thanh, kiểm tra các dự án bất động sản để sớm quyết định cho phép triển khai hay không", ông Lực nêu quan điểm.

Anh Minh

Chính thức: HLV Troussier dẫn U19 Việt Nam dự giải đấu danh giá có Anh, Pháp, Nhật Bản

Theo thông báo từ BTC, U19 Việt Nam sẽ là 1 trong 12 đội góp mặt tại Toulon Tournament 2020 diễn ra từ ngày 1 đến phiên dịch 14/6 tại Pháp. Không phải là giải đấu do FIFA tổ chức, song Toulon Tournament có lịch sử lâu đời (từ năm 1967) và sở hữu uy tín rất cao.

Chính thức: HLV Troussier dẫn U19 Việt Nam dự giải đấu danh giá có Anh, Pháp, Nhật Bản - Ảnh 1.

HLV Troussier và các cầu thủ U19 Việt Nam ăn mừng tấm vé lọt vào VCK U19 châu Á 2020 sau trận hòa với U19 Nhật Bản

Các đội bóng tham dự Toulon Tournament thường mang đến đội hình mạnh với nhiều ngôi sao trẻ tiềm năng (độ tuổi các cầu thủ tham dự giải đấu thường từ 17 đến 23). Những đội tuyển vô địch nhiều nhất trong lịch sử là Pháp, Brazil, Anh, Bồ Đào Nha.

Khá nhiều ngôi sao tầm cỡ thế giới từng góp mặt và tỏa sáng tại Toulon Tournament như Jean-Pierre Papin, Alan Shearer, Rui Costa, Riquelme hay James Rodriguez. Nhiều đội bóng châu Âu cũng coi giải đấu như một nơi để tìm kiếm, xem giò các tài năng trẻ từ khắp nơi trên thế giới.

Chính thức: HLV Troussier dẫn U19 Việt Nam dự giải đấu danh giá có Anh, Pháp, Nhật Bản - Ảnh 2.

James Rodriguez là cầu thủ xuất sắc nhất Toulon Tournament 2011 và đến năm 2014 thì giành ngôi Vua phá lưới World Cup

Dưới sự chỉ đạo của HLV Troussier, U19 Việt Nam đã giành vé vào VCK U19 châu Á 2020. Đoàn quân áo đỏ đặt mục tiêu tiến xa tại giải đấu và hướng đến việc đoạt vé đi U20 World Cup một lần nữa.

Việc tham dự Toulon Tournament là một bước đi rất tốt dành cho U19 Việt Nam. Các cầu thủ trẻ sẽ được đối đầu với các đối thủ tầm cỡ thế giới và thu được nhiều kinh nghiệm quý giá trước khi bước vào VCK U19 châu Á vào tháng 10/2020.

Hiện tại BTC Toulon Tournament đã công bố 6 đội bóng tham dự giải đấu năm 2020 là Việt Nam, Anh, Pháp, Nhật Bản, Congo, Australia. 6 đội còn lại sẽ được tiết lộ trong thời gian tới.

12 đội tuyển được chia làm 3 bảng đấu. 3 đội nhất bảng và đội nhì bảng xuất sắc nhất lọt vào bán kết. Các đội bị loại sẽ đá những trận play-off phân thứ hạng.



Câu chuyện về chú chó Hachiko của nước Nga: Chờ đợi người chủ tan làm mỗi ngày để về cùng nhau

Ban đầu mọi người tưởng rằng đây là một chú chó hoang, nhưng chính chiếc áo màu xanh sạch sẽ mà chú chó "Hachiko" này mặc mỗi này lại cho thấy rằng đây không phải là chó hoang hay một chú chó đi lạc, thực tế là chú chó này đang chờ đợi chủ nhân của mình phiên dịch mỗi ngày.

Chủ nhân của chú là một người phụ nữ có tên Svetlana, nhằm tránh việc chú bị mọi người xua đuổi, cô đã viết một tấm bảng treo bên cạnh góc chú chó thường nằm để thông báo với mọi người rằng chỉ đơn giản chú chó này đang đợi cô ấy tan làm để họ có thể về nhà cùng nhau.

Có một điều rõ ràng rằng nếu bạn nuôi một chú chó trong căn hộ và bỏ lại nó cả ngày trong đó khi đi làm thì việc chúng hú lên hay phá phách cả ngày là điều không thể tránh khỏi vì vậy cố ấy luôn đưa nó đi làm cũng mình vào mỗi buổi sáng và Hachiko của nước Nga sẽ nằm chờ đợi ở bên ngoài trung tâm mua sắm, lúc này chú ta sẽ chờ đợi như một chú bé ngoan và biết điều.

Nhưng thời gian gần đây mọi người đã bắt đầu chú ý tới chú chó này và những phóng viên cũng bắt đầu viết bài về "Hachiko của nước Nga" như một hiện tượng mới khiến mọi người phải tò mò và tìm hiểu về câu chuyện của họ.

Về phía Svetlana, cô từ chối tiết lộ tên chú chó của mình mới báo chí bởi lo ngại rằng những người có ý đồ xấu sẽ gọi và dụ chú ta đi mất, cô cho biết bản thân luôn dành toàn bộ thời gian 40 phút nghỉ trưa của mình để cho chú ta ăn, chơi đùa và đi bộ, đến chiều khi cô tan làm thì họ lại cùng nhau đi bộ về nhà như những người bạn thân thiết của nhau.

"Chúng tôi sống trong một căn hộ chung cư thuê. Tôi không thể để con chó của một mình ở đó bởi hàng xóm nói rằng chú ta luôn gây ồn ào và hú cả ngày khi tôi đi làm. Trong khi đó còn có những người hàng xóm khác đang nuôi con nhỏ, và nếu như vậy thì chắc chắn rằng chúng tôi sẽ bị đuổi ra ngoài đường, vì vậy đây làm cách duy nhất để cho mọi người cùng cảm thấy thoải mái", Svetlana cho biết.

Câu chuyện về chú chó Hachiko của nước Nga: Chờ đợi người chủ tan làm mỗi ngày để về cùng nhau - Ảnh 1.

Siberian Husky được lai tạo với sức khỏe bền bi, và chúng có thể chịu được nhiệt độ lạnh đến -60 độ F (-51 độ C) và giống chó này phát triển mạnh trong thời tiết lạnh. Theo các tài liệu nghiên cứu, Husky xuất xứ từ vùng Đông Bắc Siberi nước Nga lạnh giá. Đây là vùng đất đã sản sinh ra rất nhiều loài chó nổi tiếng và sau đó chúng được mang đến các vùng đất Alaska của Mỹ. Từ đây, giống chó này được nuôi để làm việc, kéo xe bởi chúng có khả năng chạy rất nhanh và khỏe. Tuy nhiên, sau đó người dân ở đây đã không nuôi husky để nhằm mục đích đó nữa mà chuyển sang nuôi như một vật nuôi trong nhà. Đến nay, Husky vẫn được xếp vào hạng những vật nuôi đặc trưng của vùng đất Siberi. Nhiều người không am hiểu thường hay nhầm lẫn giữa Husky và Alaska vì hình dáng nhìn qua trông khá giống nhau. Tuy nhiên khi quan sát kỹ hơn sẽ thấy Husky có hình thể nhỏ hơn. Cụ thể con đực cao từ 53 – 58cm, nặng từ 20 – 27kg, còn con cái cao từ 51 – 56cm, nặng từ 16 – 23kg.

Về phía các chuyên gia về động vật, họ cho biết rằng việc để một con chó ở ngoài như vây hàng giờ liền chẳng phải là vấn đề gì đáng quan ngại bởi Husky là một giống chó làm việc xứ lạnh và nhiệt độ ngoài trời như vậy chẳng là gì so với sức chịu đựng "trâu bò" của chúng mà ngược lại, ở bên ngoài thực sự tốt cho chúng vì sẽ được gặp nhiều người cũng như nhiều chú chó khác, đây cũng được coi là một hành động xã hội hóa giúp cho chúng bớt phá phách và thân thiện với con người hơn.

Cô Svetlana cho biết thú cưng của mình là một người bạn trung thành, đáng yêu và thông minh. Chú ta luôn muốn ở bên cạnh cô ấy mọi lúc, họ ngủ chung giường và bắt đầu liếm mặt cô ấy mỗi sáng ngay khi đồng hồ báo thức bật.

Câu chuyện về chú chó Hachiko của nước Nga đã lan và vượt ra khỏi biên giới quốc gia với các bản dịch bằng tiếng Pháp và tiếng Nhật.

Đừng chủ quan nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu sau, 10 biểu hiện của cơ thể chứng tỏ bạn đang có vấn đề

1. Cảm giác như bị kiến bò ở chân

Đừng chủ quan nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu sau, 10 biểu hiện của cơ thể chứng tỏ bạn đang có vấn đề - Ảnh 1.

Nếu bạn gặp cảm giác lạ ở chân, cảm thấy như có nhiều con kiến đang chạy qua chân mình, rất có thể bạn đang mắc hội chứng chân bồn chồn. Và khi hội chứng này kéo dài thì bạn sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu trong giấc ngủ vào ban đêm.

2. Da bị dày lên

Đừng bỏ qua vấn đề này hoặc chủ quan với chúng. Khi da của bạn trở nên dày và ngứa thì đó có thể là dấu hiệu của căn bệnh bên trong cơ thể như rối loạn hooc-môn, eczema hay dị ứng. Bạn nên đi khám sớm nếu không muốn tình hình trở nên tệ hơn.

Đừng chủ quan nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu sau, 10 biểu hiện của cơ thể chứng tỏ bạn đang có vấn đề - Ảnh 2.

3. Chữ viết thay đổi, mất khả năng nhận biết mùi, thường gặp những giấc mơ không đẹp

Đừng chủ quan nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu sau, 10 biểu hiện của cơ thể chứng tỏ bạn đang có vấn đề - Ảnh 3.

Nhiều người có thể đã từng nghe tới căn bệnh Parkinson nhưng chắc đa số trong chúng ta vẫn không hề biết triệu chứng của nó là gì. Theo bác sĩ cảnh báo, run rẩy, cử động chậm hơn, giấc ngủ kém và thường gặp ác mộng, thêm vào dịch vụ biên dịch nữa là cách viết chữ hay nói chuyện thay đổi chính là dấu hiệu của căn bệnh này.

4. Nóng giận và cư xử thái quá

Cáu giận đôi khi không phải là do tính cách của người đó. Thật ra, đó có thể là do trầm cảm, chán nản. Theo một số nhà nghiên cứu cho biết, dấu hiệu của trầm cảm không phải lúc nào cũng là thiếu năng lượng hoặc luôn buồn chán. Khi trầm cảm thì bạn cũng có thể dễ nổi nóng.

Đừng chủ quan nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu sau, 10 biểu hiện của cơ thể chứng tỏ bạn đang có vấn đề - Ảnh 4.

5. Ngủ quá nhiều

Các bác sĩ đã chứng minh rằng việc bạn ngủ quá nhiều đôi khi không phải là vì bạn đang quá mệt mỏi mà rất có thể bạn đang bị nhiễm một hội chứng gọi là "hypersomnia". Một vài căn bệnh tự miễn dịch ẩn trong người có thể khiến bạn cảm giác buồn ngủ và có thể gục xuống ở bất cứ đâu. Dùng đồ uống có cồn trước khi đi ngủ cũng có thể kích hoạt những phản ứng ngầm này.

Đừng chủ quan nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu sau, 10 biểu hiện của cơ thể chứng tỏ bạn đang có vấn đề - Ảnh 5.

6. Màu mắt bị đổi màu

Nếu có một vòng tròn màu trắng hoặc xám xung quanh giác mạc của mắt. Nó có thể là dấu hiệu của sự tăng cao cholesterol ở người dưới 45 tuổi. Tuy nhiên, đừng lo quá với cái vòng tròn ở mắt, nó hoàn toàn vô hại.

Đừng chủ quan nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu sau, 10 biểu hiện của cơ thể chứng tỏ bạn đang có vấn đề - Ảnh 6.

7. Thèm ăn mặn

Nếu thích ăn mặn thì cũng không sao nhưng nếu bạn không thể kiểm soát được nó và hoàn toàn nghiện đồ mặn thì đã đến lúc cần phải xem xét lại rồi. Đây có thể được xem là triệu chứng của thiếu sắt, thiếu nước và thiếu máu. Hoặc cũng có thể là dấu hiệu của giai đoạn tiền kinh nguyệt ở phụ nữ.

Đừng chủ quan nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu sau, 10 biểu hiện của cơ thể chứng tỏ bạn đang có vấn đề - Ảnh 7.

8. Mệt mỏi, hay quên và giảm ham muốn tình dục

Nhiều người có thể cho rằng những dấu hiệu trên là do trầm cảm, căng thẳng nhưng đôi khi việc bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và thường hay quên, có thể là do vấn đề ở hooc-môn tuyến giáp gây ra cho cơ thể của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cân và cảm thấy lạnh hơn.

Đừng chủ quan nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu sau, 10 biểu hiện của cơ thể chứng tỏ bạn đang có vấn đề - Ảnh 8.

9. Luôn luôn cảm thấy khát

Rõ ràng là không hề bình thường khi bạn lúc nào cũng cảm thấy khát nước. Đôi khi việc này có liên quan đến những gì bạn ăn, ví dụ như đồ ăn quá cay hoặc quá nhiều muối, cơn khát không ngừng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc mang thai.

Đừng chủ quan nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu sau, 10 biểu hiện của cơ thể chứng tỏ bạn đang có vấn đề - Ảnh 9.

10. Ham muốn nhai đá lạnh

Đừng chủ quan nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu sau, 10 biểu hiện của cơ thể chứng tỏ bạn đang có vấn đề - Ảnh 10.

Nhai đá lạnh chắc hẳn là thói quen của nhiều người nhưng điều này cũng có thể được xem là dấu hiệu của việc thiếu sắt và máu. Nếu gặp sự bất thường này thì bạn nên bắt đầu đi kiểm tra máu và nhanh chóng điều trị.

(Nguồn: Brightside)

Công Phượng đang thăng hoa, Chủ tịch Hữu Thắng báo thêm tin vui lớn từ bầu Đức cho TP.HCM

Trên thực tế, TP.HCM đạt được thỏa thuận với Sint Truidense về việc mua lại nửa năm hợp đồng của Công Phượng , đồng nghĩa với việc chỉ mới chắc chắn có được sự phục vụ của chân sút này trong giai đoạn 1 của V.League 2020.

Thời gian qua, câu hỏi về việc liệu sau nửa mùa giải, Công Phượng sẽ tiếp tục chơi cho TP.HCM hay quay trở lại HAGL nhận được nhiều sự chú ý của dư luận. Đặc biệt trong hoàn cảnh Công Phượng đang cho thấy sự hòa nhập rất tốt và liên tục tỏa sáng trong màu áo TP.HCM ở những trận đấu vừa qua.

Công Phượng đang thăng hoa, Chủ tịch Hữu Thắng báo thêm tin vui lớn từ bầu Đức cho TP.HCM - Ảnh 1.

Liên hệ với Chủ tịch Nguyễn Hữu Thắng của CLB TP.HCM, ông đã đưa ra lời giải đáp về tương lai của Công Phượng.

"Công Phượng có đá hết mùa cho TP.HCM được hay không? Tôi xin trả lời là có. Bầu Đức cũng muốn tạo điều kiện để Công Phượng tìm lại cảm giác chơi bóng. Một cầu thủ toàn tâm toàn ý chơi cho một đội bóng trong trọn vẹn mùa giải vẫn tốt hơn.

Đối với cầu thủ, việc tìm lại được sự tự tin để chơi bóng, rồi dần dần tìm lại được phong độ là điều rất quan trọng" .

Công Phượng đang thăng hoa, Chủ tịch Hữu Thắng báo thêm tin vui lớn từ bầu Đức cho TP.HCM - Ảnh 2.

Sự ăn ý của Công Phượng với các đồng đội mới tại TP.HCM là điều được nhìn thấy rõ.

Với những phiên dịch gì đã thể hiện trong 2 trận đấu vừa qua tại AFC Cup, rõ ràng Công Phượng đang cho thấy sự hồi sinh của mình, không chỉ ở việc có được 2 bàn thắng mà cùng với đó còn là sự ăn ý với các đồng đội tại đội bóng mới.

Chứng kiến sự hòa nhập tốt của một bản hợp đồng nhận được nhiều sự kỳ vọng như Công Phượng, chủ tịch Hữu Thắng cũng bày tỏ sự vui mừng:

"Phải nói đó là niềm vui, hạnh phúc của khán giả, những người hâm mộ yêu bóng đá Việt Nam và yêu quý Công Phượng từ lâu. Tôi cảm thấy Phi Sơn và Công Phượng thi đấu rất hợp. Phi Sơn cũng chơi xuất sắc trong cả 2 trận vừa rồi và họ có sự phối hợp rất ăn ý.

Quan trọng là Công Phượng tìm lại được cảm giác, sự tự tin để chơi bóng. Tất cả những gì cơ bản cậu ấy vốn có và quan trọng hơn nữa là Công Phượng hòa nhập được với lối chơi của TP.HCM, chơi ăn ý cùng các đồng đội. Tôi nghĩ đó là điều quan trọng nhất".

3 bí quyết nhỏ giúp Lê Tư bảo trì được nhan sắc của mình dù đã sắp bước sang 50

Những năm 80 - 90, nếu bạn là một người đam mê dòng phim truyền hình Hong Kong thì chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với cái tên Lê Tư . Cô nổi tiếng là một trong những nữ diễn viên triển vọng của làng điện ảnh Hong Kong. Trong đó, vai diễn Triệu Mẫn của Ỷ Thiên Đồ Long Ký (2000) hay Ngọc Doanh của Thâm Cung Nội Chiến (2004) đều là những bộ phim giúp tên tuổi Lê Tư được săn đón nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Lê Tư lại bất ngờ tuyên bố giải nghệ và kết hôn với đại gia Mã Đình Cường. Sau đó, Lê Tư tập trung chăm sóc gia đình nhỏ và chuyển sang làm kinh doanh hỗ trợ gia đình.

3 bí quyết nhỏ giúp Lê Tư bảo trì được nhan sắc của mình dù đã sắp bước sang U50 - Ảnh 2.

Điều đáng nói là thời gian có trôi qua nhiều năm thì Lê Tư vẫn khiến người hâm mộ phải kinh ngạc vì khả năng giữ gìn nhan sắc tuyệt vời. Trải qua 3 lần sinh nở, Lê Tư vẫn sở hữu body thon gọn cùng khuôn mặt chuẩn V-line căng mịn. Nhìn cô thì chẳng ai nghĩ đã sắp bước sang độ tuổi ngũ tuần. Và để duy trì được sắc vóc của mình dài lâu như vậy, Lê Tư thường chăm chỉ thực hiện những thói quen sau đây mỗi ngày.

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, phương pháp nấu ăn đơn giản

Lê Tư từng chia sẻ rằng, cô thường sử dụng các phương pháp nấu ăn đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, Lê Tư sẽ hạn chế việc sử dụng gia vị và luôn chọn những loại thực phẩm tươi, chưa qua chế biến.

3 bí quyết nhỏ giúp Lê Tư bảo trì được nhan sắc của mình dù đã sắp bước sang U50 - Ảnh 3.

Theo đó, một bữa ăn điển hình giúp Lê Tư duy trì vóc dáng thon gọn bao gồm:

- Bữa sáng: Sữa đậu nành không đường + 1 bát dịch vụ biên dịch bột yến mạch nhỏ.

- Bữa trưa + tối: 1 bát cơm trắng nhỏ + 1 đĩa thịt nạc + 1 đĩa rau xanh.

- Bữa nhẹ: 3 lát bánh sandwich hoặc 1 quả táo.

Chú ý đến việc chống nắng trước khi ra đường

Trước khi ra đường, Lê Tư thường mang theo một chai xịt dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên. Khi ngồi trong phòng điều hòa, cô cũng rất chú trọng tới việc dưỡng ẩm cho da để ngăn ngừa các nếp nhăn xuất hiện. Ngoài ra, Lê Tư cũng rất coi trọng tới việc bôi kem chống nắng khi ra ngoài nắng.

Nàng "Triệu Mẫn" cho biết, việc để làn da tiếp xúc với tia cực tím lâu có thể làm tăng các gốc tự do, gây lão hóa sớm.

3 bí quyết nhỏ giúp Lê Tư bảo trì được nhan sắc của mình dù đã sắp bước sang U50 - Ảnh 4.

Uống nhiều nước

Điều cuối cùng mà Lê Tư muốn nhấn mạnh chính là thói quen uống nhiều nước. Cô nàng cho biết, việc uống nhiều nước có thể cung cấp độ ẩm và giúp làn da được cấp nước kịp thời, từ đó tăng hiệu quả đào thải độc tố, giúp làn da mịn màng, tươi sáng hơn.

Source (Nguồn): Girlstyle

Cập nhật: Mỹ có trường hợp đầu tiên tử vong vì Covid-19, Italy tăng lên 1.128 ca nhiễm virus corona

Pháp tăng số ca nhiễm gần gấp đôi so với hôm trước

Tính đến chiều ngày 29/2, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Pháp đạt đến con số 100, tăng gần gấp đôi so với ngày trước đó (57 ca). Phần lớn các ca nhiễm mới đều tập trung ở 2 ổ dịch là  tỉnh Oise ngay cạnh Paris và vùng Haute-Savoie ở miền Đông nước Pháp.

Ngoài ra,  Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cũng thông báo:  “Tất cả các cuộc tụ họp công cộng có hơn 5.000 người trong một không gian hạn chế đều sẽ tạm thời bị cấm trên khắp đất nước”.

Mỹ ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì nhiễm Covid-19

Theo AP đưa tin, nạn nhân là nam giới, qua đời tại cơ sở y tế thuộc thành phố Kirkland, hạt King, bang Washington. Quan chức y tế xác nhận đây là trường hợp đầu tiên tử vong vì nhiễm Covid-19 ở Mỹ nhưng không tiết lộ thêm chi tiết.

Cập nhật: Pháp tăng lên 100 ca nhiễm virus corona, Mỹ có trường hợp đầu tiên tử vong, tổng ca nhiễm ở Italy lên đến 1.128 - Ảnh 1.

Amy Reynolds từ cơ quan y tế bang Washington nói với phóng viên AP qua điện thoại: "Chúng tôi đang đối mặt với tình huống khẩn cấp".

Thống đốc bang - ông Jay Inslee - cho biết: "Đây dịch vụ biên dịch là ngày đau buồn khi một cư dân Washington đã qua đời trong dịch Covid-19. Xin chia sẻ nỗi đau với gia đình và bạn bè của nạn nhân. Chúng ta sẽ tiếp tục hành động cho đến một ngày không còn ai phải thiệt mạng vì chủng virus này nữa".

Tuy nhiên sau đó, Tổng thống Donald Trump lại cho biết nạn nhân là phụ nữ ngoài 50 tuổi với bệnh lý nền nghiêm trọng. "Bà ấy là một phụ nữ tuyệt vời" - Tổng thống phát biểu với các phóng viên ở Nhà Trắng, theo CNN đưa tin.

Italy tăng thêm 307 ca nhiễm Covid-19 vào thứ Bảy (29/2), tổng cộng đã có 1.128 người mắc bệnh

Cập nhật: Pháp tăng lên 100 ca nhiễm virus corona, Mỹ có trường hợp đầu tiên tử vong, tổng ca nhiễm ở Italy lên đến 1.128 - Ảnh 2.

Theo người đứng đầu Ủy ban Bảo vệ Công dân Angelo Borrelli, trong số 1.128 bệnh nhân nhiễm Covid-19 bao gồm 50% trường hợp được cách ly tại nhà, 101 người khác chuyển vào phòng điều trị tích cực và 401 người đang nằm viện với tình trạng nhẹ.

Italy cũng đã tiến hành xét nghiệm đối với 18.500 người, trong đó 58% mẫu xét nghiệm diễn ra ở tâm dịch Lombardy.

Số ca tử vong đã tăng thêm 8 người vào hôm 29/2, bao gồm 6 người ở vùng Lombardy và 2 người ở vùng Romagna. Tổng cộng đã có 29 bệnh nhân qua đời vì nhiễm Covid-19 ở Italy.

(Theo AP, CNN)

Số ca nhiễm nCoV ở Hàn Quốc lên gần 3.000

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng nay thông báo nước này ghi nhận thêm 594 ca dương tính nCoV, mức tăng lớn nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này. Trong số các ca nhiễm mới, 276 ca được ghi nhận ở thành phố Daegu và 60 ca tại tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận, hai cụm dịch lớn nhất tại Hàn Quốc.

Các tỉnh thành lớn cũng xuất hiện ca nhiễm mới, trong đó thủ đô Seoul báo cáo thêm 12 trường hợp. Tổng số ca nhiễm nCoV tại Hàn Quốc hiện là 2.931, lớn nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục.

KCDC cũng cho biết thêm ba phụ nữ ở Daegu tử vong vì nCoV, nâng tổng số người chết vì dịch Covid-19 trên toàn quốc lên 16.

Công nhân mặc đồ bảo hộ phun thuốc khử trùng một nhà ga ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc hôm 28/2. Ảnh: AFP.

Công nhân mặc đồ bảo hộ phun thuốc khử trùng một nhà ga ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc hôm 28/2. Ảnh: AFP .

Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ tháng 12/2019, đã xuất hiện tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 85.000 ca nhiễm, gần 3.000 ca tử vong, hơn 39.000 người khỏi bệnh. Giới chuyên gia dự đoán số ca nhiễm tại Hàn Quốc dự kiến tiếp tục tăng trong những ngày tới, khi giới chức y tế xét nghiệm hơn 210.000 thành viên giáo phái Tân Thiên Địa.

Thứ trưởng Y tế Hàn Quốc Kim Gang-lip cho biết họ đã xét nghiệm 1.299 tín đồ có triệu chứng và kết quả sẽ được công bố vào cuối tuần, nói thêm rằng số người dương tính dự kiến "rất cao".

Nhằm ngăn chặn virus lây lan, giới chức y tế dịch vụ biên dịch Hàn Quốc tiếp tục kêu gọi người dân giữ khoảng cách với người khác và tránh tụ tập đông người, như những buổi lễ tôn giáo hoặc biểu tình vào cuối tuần. Hơn 70 quốc gia đã hạn chế nhập cảnh đối với du khách từ Hàn Quốc bằng các lệnh cấm hoặc kiểm dịch chặt chẽ hơn do lo ngại dịch bệnh.

Huyền Lê (Theo AFP, Yonhap )

Kim Jong-un cảnh báo hậu quả nếu nCoV tấn công Triều Tiên

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm 29/2 dẫn lời lãnh đạo Kim Jong-un trong cuộc họp gần đây của đảng Lao động Triều Tiên (WPK) rằng cuộc chiến chống lại Covid-19 là "vấn đề quan trọng của nhà nước nhằm bảo vệ người dân, đòi hỏi kỷ luật tối đa".

"Trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm đang lan rộng vượt tầm kiểm soát này xâm nhập nước ta, nó sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng", Kim nói, đồng thời yêu cầu các quan chức phong toả mọi con đường Covid-19 có thể xâm nhập Triều Tiên.

Ông Kim cũng quyết định cách chức hai quan chức cấp cao là Ri Man-gon và Pak Thae-dok, đều là phó chủ tịch Ủy ban Trung ương WPK và giải tán một chi bộ đảng vì hành vi tham nhũng. Những người này nhiều khả năng dính líu vào một đường dây tham ô liên quan đến các biện pháp chống dịch Covid-19 của Triều Tiên. "Không trường hợp đặc biệt nào được xem xét", ông Kim nói.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại hội nghị của WPK ngày 29/12. Ảnh: Reuters/KCNA.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại hội nghị của WPK ngày 29/12. Ảnh: Reuters/KCNA.

Triều Tiên chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào kể từ khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc từ tháng 12/2019, khiến hơn 84.000 người mắc bệnh và gần 3.000 người chết trên khắp thế giới.

Triều Tiên đã đóng cửa biên giới, cấm khách du lịch, đình chỉ các chuyến tàu và các chuyến bay quốc tế, cách ly hàng trăm người nước ngoài để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Học kỳ mới dịch vụ biên dịch ở nước này cũng được hoãn lại và truyền thông nhà nước yêu cầu người dân "tuân thủ tuyệt đối" các biện pháp phòng chống nCoV.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã quyết định sẽ miễn trừ trừng phạt đối với các hoạt động viện trợ nhân đạo cho Bình Nhưỡng, nhằm cung cấp cho Triều Tiên các thiết bị cần thiết chống dịch Covid-19. Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi Triều Tiên cho phép vận chuyển thiết bị, vật tư y tế chống dịch vào quốc gia này.

Mai Lâm (Theo AFP )

Tổng thống Hàn Quốc đối mặt thách thức từ nCoV

Với gần 3.000 ca nhiễm nCoV cùng 16 trường hợp tử vong, Hàn Quốc giờ đây trở thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc đại lục. Số ca nhiễm dự kiến còn tăng khi quan chức y tế bắt đầu xét nghiệm hơn 210.000 thành viên Tân Thiên Địa, giáo phái của "Bệnh nhân 31", nữ tín đồ được cho là đã truyền virus cho hàng chục người khác.

Dịch bệnh lây lan nhanh chóng khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phải hứng chịu làn sóng phẫn nộ từ công chúng, cũng như loạt chỉ trích của các đối thủ chính trị. Phe đối lập tuyên bố sẽ đưa "sự kém cỏi" của ông Moon thành vấn đề hàng đầu trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 15/4. Hơn một triệu người Hàn cũng ký vào bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu bãi nhiệm Tổng thống.

"Nếu dịch bệnh không được kiềm chế sớm, nó có thể gây ra thảm họa cho đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử sắp tới", Ahn Byong-jin, chuyên gia tại Đại học Kyung Hee ở Seoul, nhận định. "Các lãnh đạo hiện nay vẫn đảm nhiệm việc đưa ra kế hoạch hành động, cũng như cách kết nối với người dân giữa dịch bệnh".

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 hôm 25/2. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 hôm 25/2. Ảnh: Reuters .

Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc dường như rơi vào tình huống ngặt nghèo, khi dịch bệnh khởi phát từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ. Dù 40 nước, bao gồm Mỹ và Triều Tiên, đã hạn chế hoặc cấm nhập cảnh với người từ Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc vẫn ngần ngại ra quyết định tương tự. Họ chỉ cấm nhập cảnh với người đến từ tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch Covid-19 bùng phát.

Với chính quyền của ông Moon, việc cấm nhập cảnh "không mang lại lợi ích thiết thực". Nhưng theo quan điểm của những người chỉ trích, nếu không áp dụng biện pháp này, nCoV sẽ ngày càng lan rộng, đồng thời làm thu hẹp cơ hội thúc đẩy nền kinh tế vốn đang chịu tổn hại do sụt giảm mạnh về thương mại với Trung Quốc.

Hôm 26/2, Chosun Ilbo, tờ báo có quan điểm bảo thủ ở Hàn Quốc, cảnh báo việc không cấm người từ Trung Quốc trong lúc chống dịch "cũng giống như cố bắt muỗi mà để cửa sổ mở".

Tuy nhiên, Kang Min-seok, phát ngôn viên của ông Moon, lưu ý không có hành khách nào từ Trung Quốc đại lục dương tính với nCoV kể từ khi Hàn Quốc siết chặt việc sàng lọc khách Trung Quốc vào ngày 4/2, nói thêm rằng số ca nhiễm mới ở Trung Quốc bên ngoài Hồ Bắc ngày càng thấp.

Các đối thủ chính trị của ông Moon lâu nay cũng cáo buộc Tổng thống ủng hộ Trung Quốc, hoặc sợ làm "phật ý" Chủ tịch Tập Cận Bình. Hôm 20/2, trong cuộc điện đàm với ông Tập, ông Moon nói rằng "khó khăn của Trung Quốc cũng là khó khăn của chúng tôi".

Hàn Quốc đã quyên góp số lượng lớn vật tư y tế cho Trung Quốc, bao gồm 2 triệu khẩu trang loại thường, một triệu khẩu trang y tế, 100.000 bộ đồ bảo hộ và 100.000 kính bảo hộ. Trong khi đó, phe đối lập Hàn Quốc chỉ trích chính phủ vì không cung cấp đủ khẩu trang cho chính công dân nước mình.

Một số quyết định ban đầu của chính quyền ông Moon trong công tác phòng chống nCoV cũng bị lên án . Các thành viên giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 tại Hàn Quốc hiện nay, bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh vào khoảng ngày 7-10/2, vài hôm trước khi ông Moon nói điều tồi tệ nhất đã qua.

Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tham dự những buổi lễ vào chủ nhật, nơi hàng trăm tín đồ cầu nguyện và hát lớn trong không gian kín chật hẹp, khiến virus nhanh chóng lây lan. Tại thời điểm đó, chính phủ nhiều lần cam đoan với người dân rằng họ không cần hủy những buổi tụ tập đông người. Lee In-young, nghị sĩ thuộc phe đa số trong quốc hội, kêu gọi mọi người "nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật".

Ngay cả khi ông Moon tuyên bố tình hình "đã ổn định" vào ngày 13/2, Jung Eun-kyeong, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), vẫn cảnh báo nhận định đó "còn quá sớm", bởi số bệnh nhân ở Trung Quốc chưa giảm mạnh. "Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác", bà nhấn mạnh.

Bước ngoặt khiến sự lạc quan của chính phủ dường như tan biến diễn ra vào ngày 18/2, khi "Bệnh nhân 31", nữ tín đồ 61 tuổi của Tân Thiên Địa, dương tính với nCoV. Kể từ đó, số ca bệnh không ngừng tăng, có lúc gấp đôi hoặc gấp ba chỉ trong một ngày.

Năm 2015, khi dịch MERS (hội chứng hô hấp cấp Trung Đông) tấn công Hàn Quốc, ông Moon, lúc đó là lãnh đạo phe đối lập, đã gọi cuộc khủng hoảng là "thảm họa do chính phủ dịch vụ biên dịch bất tài mà bà Park Geun-hye lãnh đạo gây ra". "Chính phủ đã biến thành chủ thể siêu lây nhiễm", ông nói.

Tổng thống Hàn Quốc lên nắm quyền sau khi người tiền nhiệm Park Geun-hye bị phế truất vì sai lầm trong việc xử lý những cuộc khủng hoảng, như vụ chìm phà Sewol, khiến công chúng tức giận.

Theo bình luận viên Choe Sang-hun của NY Times , loạt chướng ngại vật trong Covid-19 là cú lật ngược khá trớ trêu với ông Moon.

Hàn Quốc đã kiềm chế dịch MERS sau khi 186 người nhiễm bệnh và 38 ca tử vong. Từ những bài học rút ra, giới chức y tế nước này ráo riết theo dõi và cách ly bệnh nhân khi dịch Covid-19 bùng phát, xét nghiệm tới hơn 10.000 người mỗi ngày.

Sự gia tăng đột biến số ca nhiễm nCoV ở Hàn Quốc những ngày gần đây một phần do nỗ lực phát hiện đó. Chính quyền cũng công bố số liệu rất nhanh chóng, thông qua những ứng dụng trên smartphone để cập nhật theo thời gian thực cho người dân về địa điểm bệnh nhân từng đến, gửi thông báo nếu họ tiếp cận nơi đó.

Dù tỷ lệ tử vong thấp hơn MERS, dịch Covid-19 dường như dễ lây nhiễm hơn rất nhiều. Tình trạng nCoV lây lan nhanh chóng khắp đất nước khiến người dân Hàn Quốc nghi ngờ chiến lược chống dịch của ông Moon, chủ yếu dựa vào sự hợp tác và nhận thức của cộng đồng.

Trong khi chính phủ Hàn Quốc tích cực cảnh báo người dân thực hiện những biện pháp đề phòng như đeo khẩu trang và rửa tay, họ vẫn cố duy trì hoạt động kinh tế nhiều nhất có thể. Thêm vào đó, việc theo đuổi những biện pháp cứng rắn cũng tiềm ẩn rủi ro chính trị.

Khi chính phủ cố gắng cấm các cuộc biểu tình vì lo ngại sức khỏe cộng đồng, những người tham gia tuần hành cáo buộc đây là sự đàn áp chính trị. Kế hoạch "phong tỏa" thành phố Daegu và khu vực lân cận cũng bị nhiều chính trị gia bảo thủ coi là động thái bao vây những địa phương của chính đất nước, trong khi không thể quay lưng với Trung Quốc.

Những "đòn đánh" chính trị diễn ra chớp nhoáng, buộc chính quyền của ông Moon phải gạt bỏ toàn bộ kế hoạch phong tỏa. Hong Ihk-pyo, phát ngôn viên của đảng Dân chủ, người công bố kế hoạch phong tỏa Daegu, đã từ chức.

Cơn thịnh nộ của người Hàn tiếp tục tăng lên vào tuần này trước việc một số thành phố Trung Quốc bắt đầu cách ly những khách Hàn Quốc nhập cảnh, trong khi chính phủ của họ không áp dụng biện pháp tương tự với khách Trung Quốc. Đơn kiến nghị trực tuyến yêu cầu Nhà Xanh cấm khách Trung Quốc đã nhận được hơn 760.000 chữ ký.

Đông đảo người Hàn cũng tập trung trút giận vào giáo phái Tân Thiên Địa. Những hoạt động của giáo phái này, như ngồi sát nhau trên sàn trong các buổi lễ và tích cực truyền đạo, được cho là yếu tố khiến dịch bệnh lan nhanh. 920.000 người đã ký vào đơn kiến nghị yêu cầu chính phủ giải tán giáo phái.

Ông Moon kêu gọi người dân đoàn kết, nói thêm rằng những ngày tới là "giai đoạn quan trọng" trong việc xác định tình trạng lây lan virus tại đất nước. Tuy nhiên, một số người cáo buộc chính phủ đang tìm cách đổ lỗi cho giáo phái Tân Thiên Địa, trong khi các tín đồ cũng là nạn nhân của dịch bệnh.

"Những gì chúng ta thấy cho đến nay là sự thất bại hoàn toàn của hệ thống phòng dịch. Nguyên nhân lớn nhất là chính phủ đã bỏ qua quy tắc kiểm soát dịch bệnh vô cùng cơ bản: ngăn chặn nguồn lây nhiễm", Choi Dae-zip, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc, đề cập đến việc chính quyền ông Moon không cấm khách Trung Quốc.

Ánh Ngọc (Theo NY Times )

"Vô tình" làm lộ bức ảnh hiện trường tai nạn trực thăng của Kobe Bryant, một quan chức của thành phố Los Angeles đối mặt với nguy cơ mất việc

Theo thông tin từ Los Angeles Times, sở cảnh sát thành phố Los Angeles đang ra sức giải quyết một vấn đề nhạy cảm, liên quan đến vụ tai nạn trực thăng cướp đi mạng sống của huyền thoại bóng rổ Kobe Bryant và 8 người khác vào cuối tháng 1 vừa qua.

Vô tình làm lộ bức ảnh hiện trường tai nạn trực thăng của Kobe Bryant, một quan chức của thành phố Los Angeles đối mặt với nguy cơ mất việc - Ảnh 1.

NHM đứng theo dõi hiện trường vụ tai nạn từ một khoảng cách an toàn. Ảnh: Los Angeles Times.

Nguồn tin tiết lộ,  một quan chức của chính quyền thành phố vốn không liên quan đến vụ tai nạn nhưng không biết bằng cách nào đã có được những được tấm ảnh tuyệt mật chụp lại hiện trường. Theo một số nhân chứng, vị quan chức này thậm chí còn đang khoe những tấm ảnh dịch vụ biên dịch nói trên tại một quán bar địa phương nhằm gây ấn tượng với người khác.

Hiện tại, phía những cơ quan cấp cao của thành phố Los Angeles vẫn chưa đưa ra bất kỳ phán quyết nào, ngoại trừ lời phát biểu của phó Cảnh sát trưởng hạt Los Angeles, Maria Lucero, khi trả lời phỏng vấn với Associated Press.

"Chúng tôi vẫn đang xem xét sự việc này. Bất kể những người có liên quan là ai thì đây cũng là một việc hết sức nghiêm trọng và chắc chắn phải có ai đó chịu trách nhiệm", vị quan chức cảnh sát trả lời ngắn gọn với giới truyền thông.

Vô tình làm lộ bức ảnh hiện trường tai nạn trực thăng của Kobe Bryant, một quan chức của thành phố Los Angeles đối mặt với nguy cơ mất việc - Ảnh 2.

Buổi lể tưởng niệm Kobe Bryant sẽ khiến nhiều người phải nhớ mãi về di sản của huyền thoại này.

Ngày 26/1, một tai nạn trực thăng thảm khốc đã xảy ra, khiến Kobe Bryant cùng cô con gái 13 tuổi Gianna Bryant và toàn bộ 7 người khác đều tử nạn. Thành phố Los Angeles đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm lớn vào ngày 24/2 vừa qua nhằm vinh danh những đóng góp của Kobe Bryant cho đội bóng Los Angeles Lakers cũng như những di sản mà anh để lại cho nền bóng rổ thế giới.

Liên quan đến vụ tai nạn kể trên, một số báo cáo chính thức đã đưa ra kết luận chiếc máy bay không hề gặp phải trục trặc kỹ thuật và lỗi thuộc về viên phi công quá cố Ara Zobayan khi đã không tuân thủ rất nhiều quy tắc an toàn hàng không vào thời điểm đó.

Vô tình làm lộ bức ảnh hiện trường tai nạn trực thăng của Kobe Bryant, một quan chức của thành phố Los Angeles đối mặt với nguy cơ mất việc - Ảnh 3.

LeBron James đang rất quyết tâm kế thừa di sản mà Kobe Bryant để lại ở Los Angeles Lakers.

Hiện tại, công ty Island Express Helicopters, đơn vị sở hữu chiếc trực thăng gặp tai nạn cùng viên phi công đã bị vợ Kobe Bryant là bà Vanessa Bryant đâm đơn kiện vì những tắc trách của mình. Các gia đình còn lại của các nạn nhân được cho sẽ sớm hoàn thành các thủ tục khởi kiện.

Liên quan đến yếu tố chuyên môn, sự ra đi của Kobe Bryant là mất mát rất lớn cho Los Angeles Lakers. Toàn bộ các thành viên đội bóng, dẫn đầu bởi các siêu sao LeBron James và Anthony Davis, chắc chắn sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để giành chức vô địch mùa này cho Kobe và cô con gái Gianna.

Nữ Giám đốc khách sạn buộc phải cho nhân viên

Vụ việc  khách sạn Hanoi Emerald Waters Hotel ở Hà Nội đóng nhiều cơ sở, cho nhân viên nghỉ việc 4 tháng  vì dịch Covid-19 đang khiến dư luận quan tâm và thương cảm.

Nữ Giám đốc khách sạn buộc phải cho nhân viên về quê 4 tháng vì Covid-19: Gần 3 tháng mất hơn 20 tỷ đồng, từng đập đầu gào thét vì sốc nặng - Ảnh 1.

4 trong 9 cơ sở khách sạn Hanoi Emerald Waters Hotel phải đóng cửa vì dịch corona.

Ghi nhận của PV, một số cơ sở của khách sạn này hiện đã đóng cửa tạm thời, bên trong có một vài nhân viên túc trực dọn vệ sinh, trông giữ đồ đạc.

Giám đốc chuỗi khách sạn này, bà Phạm Thị Hằng nghẹn ngào cho biết, hơn hai tháng nay khách sạn của bà thiệt hại rất lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo lời bà Hằng, khách sạn của bà là khách sạn hạng trung, khách du lịch chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trước Tết khách đặt phòng ở đây đi du lịch rất đông nhưng sau khi dịch Covid-19 bùng phát, tất cả đều đã hủy phòng.

Phòng ốc của khách sạn vắng lặng, tăm tối vì không có khách đến thuê, phải đóng cửa.

Từ đó đến nay, khách đến thuê phòng rất ít, không đủ để chi trả tiền thuê mặt bằng, điện nước và tiền lương của nhân viên. Suốt 2 tháng nay, 4 trong tổng số 9 khách sạn của bà Hằng đã không hoạt động vì vắng khách.

" Chi nhánh của khách sạn tại 38 Lò Sũ đã phải đóng cửa, nhân viên nghỉ việc 4 tháng với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/tháng.  Hiện, các chi nhánh còn lại đang cầm cự với số nhân sự cắt giảm gần một nửa so với trước đây và họ chấp nhận mức lương "đồng giá" 4 triệu đồng/người, không phân biệt cấp bậc, vị trí.

Nếu tình hình không có gì thay đổi, dịch corona như hiện nay chúng tôi chắc phải đóng cửa thêm 4 cơ sở khác.  Chứng kiến việc làm ăn khủng hoảng này tôi rất sốc từng đập đầu vào tường, chỉ vài tháng nay mà kinh doanh đã mất hơn 20 tỷ đồng ", bà Hằng cho biết.

Nữ Giám đốc khách sạn buộc phải cho nhân viên về quê 4 tháng vì Covid-19: Gần 3 tháng mất hơn 20 tỷ đồng, từng đập đầu gào thét vì sốc nặng - Ảnh 4.

Nhân viên khách sạn phải làm cầm chừng, người được cho nghỉ việc về quê nhận lương thất nghiệp.

Vị giám đốc nói thêm, trước tình thế bắt buộc như hiện nay, việc cho nhân viên nghỉ việc nhận lương thất nghiệp là việc bắt buộc không thể làm khác. Các nhân viên làm việc ở đây hiện kinh tế bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng tất cả đều thông cảm và sẻ chia với tình hình hiện tại.

Nữ Giám đốc khách sạn buộc phải cho nhân viên về quê 4 tháng vì Covid-19: Gần 3 tháng mất hơn 20 tỷ đồng, từng đập đầu gào thét vì sốc nặng - Ảnh 5.

Một cơ sở khách sạn này ở phố Lò Sũ đang hoạt động nhưng rất vắng khách.

"Các nhân viên làm việc tại đây, đều là do khách sạn đào tạo ra. Khi biết công việc kinh doanh gặp khó khăn vì dịch Corona ai cũng buồn nhưng tất cả đều hiểu và đồng cảm với chúng tôi. 

Tất cả đều cam kết sẽ gắn bó cùng khách sạn, không ai nghỉ việc. giờ không biết cầm cự đến bao lâu, chỉ mong dịch nhanh ổn định, khách du lịch sớm quay lại Việt Nam.  Công ty có quỹ đủ cho 6 tháng hoạt động, nhưng đã tiêu hết số tiền của 3 tháng. Nếu 3 tháng còn lại, quỹ không tối ưu, chia nhỏ thì không thể trụ tiếp 6 tháng tiếp theo" , bà Hằng chia sẻ.

Nếu dịch Corona không được dập khách sạn này còn phải đóng cửa nhiều cơ sở khác.

Làm việc hơn 2 năm tại khách sạn này anh Huy (nhân viên lễ tân) chia sẻ, anh được khách sạn đào tạo, nhận việc với thu nhập khá ổn dịch vụ biên dịch định. 

Gần 3 tháng nay khách sạn chịu ảnh hưởng từ dịch corona khiến việc kinh doang thua lỗ. Tuy nhiên anh và những nhân viên khác đều cảm thông và chia sẻ với chủ của mình.

"Tôi làm việc ở đây hơn 2 năm, đã lập gia đình. Hiện công ty bị ảnh hưởng nên kinh tế gia đình tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn.  Nhưng đây là tình trạng chung ở nhiều nơi, là chuyện không mong muốn nên chúng tôi sẽ cố gắng vượt qua, cam kết ở lại làm việc, không nghỉ" , anh Huy nói.