Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Dịch Covid-19 sẽ kéo dài tới khi nào, có biến mất như SARS: Phân tích của chuyên gia dịch tễ

Số ca mắc Covid-19 liên tục tăng là điều dễ hiểu

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam ghi nhận 91 trường hợp nhiễm Covid-19 . Nguồn bệnh chủ yếu là do thâm nhập từ bên ngoài và một số trường hợp mắc do có tiếp xúc gần với bệnh nhân (trường hợp bệnh nhân số 17 và bệnh nhân số 34).

Nhận định về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam , PGS.TS Nguyễn Huy Nga , Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định các ca mắc bệnh tăng tại Việt Nam trong thời gian gần đây là điều dễ hiểu không phải là quá bất thường. Do số lượng người Việt trở về nước từ những nơi lưu hành dịch bệnh tăng lên. Tuy nhiên, dịch bệnh đã chuyển sang giai đoạn mới xuất hiện cả ca bệnh thâm nhập và lây nhiễm trong cộng đồng.

Dịch Covid-19 sẽ kéo dài tới khi nào, có biến mất như SARS: Phân tích của chuyên gia dịch tễ - Ảnh 1.

Bệnh Covid-19 tại Việt Nam đang kiểm soát tốt, ảnh minh hoạ.

"Nếu như Việt Nam có thể cách ly được người Việt từ nước ngoài về không để chùm ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng tăng thì cuối tháng 4 và đầu tháng 5 thì bệnh sẽ dịu đi. Thời điểm đó, đỉnh dịch của các nước Châu Âu, Mỹ cũng đã qua đi, nguy cơ thâm nhập từ bên ngoài sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu để chùm ca bệnh xuất hiện trong cộng đồng nhiều thì tình hình bệnh sẽ phức tạp", PGS. Huy Nga cho hay.

Bệnh Covid-19 có biến mất như SARS

Trước câu hỏi của PV " SARS xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2003, sau 17 năm không thấy căn bệnh này quay trở lại nữa. Vậy Covid-19 về sau này sẽ biến mất như SARS hay không ", PGS Huy Nga phân tích virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19 là cùng một chủng lớn với SARS.

Người mắc SARS triệu chứng xuất hiện sớm và bệnh thường rất nặng, đa phần bệnh nhân phải thở máy. Vì vậy, con người sẽ có cảnh giác hơn với căn bệnh này; Thứ 2 các trường hợp mắc SARS thường nặng và tử vong, khi vật chủ chết thì nguồn bệnh cũng không còn; Thứ 3, virus gây ra SARS là do loài dơi khi không còn tiếp xúc thì sẽ không còn nguồn lây.

Đối với bệnh Covid-19 triệu chứng mắc nhẹ hơn SARS, ở người khỏe mạnh triệu chứng rất nhẹ người mắc bệnh vẫn có thể di chuyển, tiếp xúc với nhiều ngày khiến lây lan rộng. Vì vậy ở những dân tộc, cộng đồng sức đề kháng mạnh họ có thể nhiễm mà không có triệu chứng. Bệnh chỉ nặng ở những người già, người có bệnh lý nền, hệ miễn dịch suy yếu.

Ngoài ra, hiện nay các nhà khoa học cũng chưa xác định được chính xác nguồn lây là từ dơi hay tê tê.

Với những diễn biến của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, PGS. Huy Nga nhận định đuôi của dịch bệnh có thể kéo dài đến cuối năm nay.

PGS Huy Nga phân tích: "Hiện nay, chúng ta chưa biết được miễn dịch của bệnh sẽ như thế nào. Bệnh có thể hình thành miễn dịch thành cúm thường hoặc mất hẳn. Với tình hình dịch bệnh lây lan như hiện nay cho thấy Covid-19 có vẻ dai dẳng hơn SARS.

Rất nhiều người mắc nhẹ không biết nên tốc độ lây lan sẽ nhanh. Nếu bệnh xuất hiện không phải do xuất phát từ tự nhiên thì sau đợt dịch sẽ kết thúc. Còn bệnh xuất phát từ tự nhiên thì sẽ kéo dài, đặc biệt là những bệnh triệu chứng nhẹ như Covid-19.

Nếu trong trường hợp bệnh Covid-19 trở thành cúm mùa thì lần mắc bệnh sau sẽ không còn nặng như bây giờ" .

Hiện nay, dịch bệnh đã chuyển sang giai đoạn mới nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế. Một số ca lây nhiễm trong cộng đồng đều là những ca tiếp xúc gần đi chung xe ô tô, ở chung nhà. Chưa xuất hiện ca bệnh tiếp xúc thoáng qua. Mức độ lây nhiễm sẽ tùy theo tiếp xúc gần sẽ có nguy cơ cao mắc, có người tiếp xúc gần miễn dịch tốt thì sẽ không bị nhiễm.

Với những kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh của Việt Nam PGS Huy Nga tin tưởng dịch bệnh Covid-19 sẽ sớm bị đẩy lùi. Trong lịch sử 2009 Việt Nam cũng đã phải đối mặt với đại dịch H1N1 đã có 10.000 ca mắc và 22 người tử vong. Đây là dịch cúm lợn do Việt kiều Mỹ về nước và lây lan ra cộng đồng từ Nam ra Bắc. Việt Nam cũng đã khống chế dịch bệnh thành công hạn chế số người tử vong ở mức thấp.

"Có thể trong dịch Covid-19 Việt Nam có người tử vong là điều khó tránh khỏi. Nhưng với sự ngăn chăn, kiểm soát quyết liệt của cơ quan Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nhà nước thì con số tử vong sẽ rất thấp. Người dân trong tình huống này cũng không nên quá hoang mang lo lắng. Hãy chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân. Đối với người già nên hạn chế ra khỏi nhà nếu như không có việc cần thiết", PGS.Huy Nga cho hay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét