Nói về việc phỏng vấn hiện nay, các ứng viên tham gia phỏng vấn đang đối mặt với áp lực ngày một lớn hơn, không những phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi chuyên môn, mà còn phải đối mặt với hàng ngàn câu hỏi khó nhằn, mang đầy "tính sáng tạo" của các nhà tuyển dụng. Trong hàng ngàn những ứng viên đi tham gia phỏng vấn, luôn có những người đi theo những con đường khác với những người bình thường một chút, và P. là một trong số đó.
Dạo trước, P. có tham gia phỏng vấn vào làm một công ty. Sau khi đưa ra những câu hỏi rất thường quy, nhà tuyển dụng sau đó đã để P. tự cho điểm năng lực làm việc của mình, từ 1 tới 10, chọn một thang điểm. P. rất thành thực đánh giá bản thân 8 điểm, cho rằng tiếp theo nhà tuyển dụng sẽ hỏi nguyên nhân vì sao, P. trong đầu cũng đã sắp xếp một vài câu trả lời, nhưng không ngờ rằng câu hỏi tiếp theo của nhà tuyển dụng lại là: "Nếu chúng ta gọi điện thoại cho lãnh đạo cũ của bạn, ngài ấy sẽ đánh giá bạn bao nhiêu điểm, vì sao?"
P. nhất thời ngẩn ra một chút, sau đó nhanh chóng phân tích "Tôi cho rằng lãnh đạo cũ sẽ đánh giá tôi trong khoảng từ 8 tới 10 điểm, bởi vì trước khi nghỉ việc, tôi đã từng trao đổi với sếp cũ, ngài ấy tỏ ra rất thấu hiểu việc tôi muốn đi tìm một sân khấu lớn hơn, hơn nữa, trong công việc, thành tích của tôi luôn rất tốt, cũng rất hòa Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đồng với các đồng nghiệp, vì vậy, tôi cho rằng lãnh đạo cũ sẽ cho tôi thang điểm đó".
"Lí do này dường như chưa được thuyết phục cho lắm, bạn có điều gì khác muốn nói không?" , nhà tuyển dụng hỏi.
P. nói " Có, phiền anh cho tôi sử dụng điện thoại một chút, 10s là được", nhà tuyển dụng hơi bất ngờ nhưng rồi nhanh chóng đồng ý.
Không ngờ, P. lấy điện thoại ra gọi cho lãnh đạo cũ, đồng thời trực tiếp đưa ra câu hỏi vừa rồi với lãnh đạo cũ của mình. Quả nhiên, lãnh đạo cũ chấm cho P. 9 điểm, đồng thời giải thích nguyên nhân với nhà tuyển dụng, đại ý nói P. là một nhân viên ưu tú.
Nhà tuyển dụng rất kinh ngạc, ngờ ngợ đoán ra được điều gì đó. Cuối cùng, đích thân lãnh đạo đã đứng ra quyết định tuyển dụng P.
Tất nhiên, nếu hỏi vì sao P. lại dũng cảm dám lấy điện thoại ra gọi trực tiếp cho sếp cũ như vậy, thực ra ngoài việc cậu là một nhân viên thực sự có thực lực ra thì còn một nguyên nhân vô cùng sâu xa khác đó chính là lãnh đạo cũ là cậu của P., ông rất ủng hộ việc P. ra ngoài đời, thử đi phỏng vấn ở các công ty khác, hơn nữa người cậu này cũng là một người có tiếng, có địa vị trong giới kinh doanh, đây cũng là một trong những nguyên nhân mấu chốt giúp P. được tuyển dụng.
Nói vậy không phải để bảo bạn rằng muốn được nhận vào làm việc ở đâu đó thì nhất định phải "có quan hệ", và tôi cũng không khích lệ hành động này. Mà là muốn nói rằng, trong trường hợp bạn không có "cậu" để tận dụng, hãy làm rõ ý đồ của nhà tuyển dụng, giống như câu hỏi trên là muốn xem xét mức độ thành thực và tự nhận thức bản thân, nếu bạn hiểu ra điểm này rồi hãy trả lời, vậy thì tỷ lệ thành công cũng vẫn sẽ rất cao.
Ngoài ra, nếu có "tài nguyên" để tận dụng tất nhiên sẽ rất tốt, dẫu sao thì có thể nhanh trí mà ra một đòn khiến nhà tuyển dụng bất ngờ như vậy cũng là một loại bản lĩnh. Đừng xấu hổ cho rằng làm như vậy là không đúng, cạnh tranh trong xã hội là rất tàn khốc, biết tận dụng quan hệ xã hội cũng là một loại năng lực.
Sử dụng tốt "tài nguyên" là một môn học bắt buộc cần phải học, đây cũng là phương thức và phương pháp hiệu quả nhất giúp con đường mà chúng ta bước đi luôn bằng phẳng. Vì vậy, có tài nguyên hãy tận dụng, nhưng không có thì cũng không sao, bởi lẽ, người có tài nguyên, có chỗ dựa dẫu sao cũng chỉ là thiểu số, nếu bạn có thực lực, offer cuối cùng cũng sẽ về tay bạn thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét